Giải thích về vấn đề này, ông Tào Kiện Lâm, nguyên Thứ trưởng Bộ khoa học công nghệ Trung Quốc, từng tham gia hoạch định chiến lược “Made in China 2025”, Phó trưởng tiểu ban lãnh đạo khi đó, cho biết có thể do câu chữ nhạy cảm sẽ trở thành ngọn nguồn của một số va chạm. Việc không đề cập đến cụm từ này là nhằm xóa bỏ hiểu nhầm và tìm một tên gọi khác dễ lý giải hơn.
Trong “Báo cáo công tác chính phủ”, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập đến việc “phải thúc đẩy cải tạo nâng cao các ngành nghề truyền thông, thúc đẩy các ngành sản xuất tiên tiến hội nhập phát triển với ngành dịch vụ hiện đại”, nội dung chính trong “Made in China 2025”.
Ông cho biết, theo tìm hiểu, mục tiêu “Made in China 2025” tạm thời không thay đổi, các ngành nghề trong nước đều hiểu điều quan trọng là thực chất, nhưng cùng với tình hình thay đổi có sự điều chỉnh nhẹ cũng không có gì lạ.
Mục tiêu "Made in China 2025" không được đề cập đến trong báo cáo của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Lưỡng hội. (Nguồn: Nikkei Asian Review) |
Ông Tào cho rằng, chiến lược “Made in China 2025” không đáng gây hiểu nhầm trên thế giới. Ông nhấn mạnh việc lập ra nguyên tắc kế hoạch trong chiến lược này là cởi mở, đồng thời hoan nghênh tất cả các nhà khoa học, kỹ sư và doanh nghiệp của các nước phát triển cùng tham gia, chứ không phải là muốn đánh bại các nước khác, độc chiếm thế giới.
Về việc các nước phương Tây chèn ép nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G, ông Tào chỉ trích những nước này là dùng công cụ chính trị để cản trở sự tiến bộ công nghệ và cạnh tranh công bằng.