Trong vài năm qua, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng “bẫy nợ” khiến các quốc gia đang phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh.
Tuy nhiên, đối mặt với tình hình tài chính tồi tệ của 2 nước bạn - Sri Lanka và Pakistan, Bắc Kinh lại lưỡng lự đưa ra sự trợ giúp. Trung Quốc vẫn chưa thực hiện tốt cam kết cấp lại khoản vay trị giá 4 tỷ USD mà Pakistan đã hoàn trả vào cuối tháng Ba, đồng thời không vội vàng trong việc đáp lại lời đề nghị hỗ trợ tín dụng 2,5 tỷ USD của Sri Lanka.
Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka Ali Sabry (trái) gặp Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka QI Zhenhong ngày 12/4. (Nguồn: Twitter) |
Ông Raffaello Pantucci, nghiên cứu sinh của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam cho biết Bắc Kinh đã cân nhắc lại việc cho vay ở nước ngoài vì nhận thấy một số quốc gia không có khả năng trả nợ.
Trung Quốc hiện cũng đang đối mặt với những khó khăn về kinh tế khi ban bố lệnh phong toả, đóng cửa các trung tâm công nghệ, tài chính ở Thượng Hải và Thâm Quyến để ngăn chặn đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020.
Các nhà phân tích cảnh báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% của Trung Quốc đang bị đe dọa.
Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới trong thập kỷ qua khi các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước đã cho các nước đang phát triển vay nhiều hơn so với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hoặc Ngân hàng Thế giới (WB) những năm gần đây.
Nước này hứng chịu chỉ trích về sự không rõ ràng xung quanh các điều khoản và phạm vi áp dụng của một số khoản vay, đặc biệt là khi đại dịch làm trầm trọng thêm vấn đề nợ ở các nước nghèo.
Tuần trước, chính phủ Sri Lanka tuyên bố sẽ tạm thời không trả được khoản nợ nước ngoài trị giá 35,5 tỷ USD. Các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn đã nổ ra trong những tuần gần đây khi Sri Lanka rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng do cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có tiền lệ này. |
Dù là một chủ nợ lớn, Trung Quốc cũng có những hạn chế trong việc chung tay giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Nam Á.
Một học giả giấu tên nghiên cứu về hoạt động cho vay nước ngoài của Trung Quốc cho biết các hạn mức tín dụng mới sẽ khó được thông qua do các nhà chức trách cảnh báo về rủi ro tại các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng chính sách.
Tại hội nghị chuyên đề cấp cao về Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) vào tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết cần phải triển khai các hệ thống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro. Ông kêu gọi ưu tiên những dự án "nhỏ nhưng đẹp" đối với hợp tác nước ngoài và "tránh những nơi nguy hiểm và hỗn loạn”.
Bà Meg Rithmire, Phó Giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, cho rằng "món nợ nặng nề" nhất về thời hạn và lãi suất thường là nợ trái phiếu quốc tế, chủ yếu là những người tham gia thị trường tư nhân.
Trung Quốc cảnh giác cao về những hành động gây phản tác dụng và "đang chờ xem các tổ chức tài chính quốc tế sẽ có những động thái nào trước khi nhảy vào cung cấp hỗ trợ tín dụng".
Ông Matthew Mingey, nhà phân tích cấp cao tại nhóm Chính sách & vĩ mô Trung Quốc của tập đoàn Rhodium cho biết: “Các ngân hàng phát triển của Trung Quốc đang cố gắng bảo toàn lợi nhuận và họ sẽ khó chấp nhận yêu cầu hoãn nợ của Sri Lanka. Các điều kiện tín dụng ở Trung Quốc không giúp đỡ được nhiều. Sri Lanka cần sự trợ giúp từ IMF”.
Theo ông Muttukrishna Sarvananthan, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Point Pedro ở Sri Lanka, khả năng của Trung Quốc trong việc hỗ trợ một trong hai quốc gia đối phó với khủng hoảng cán cân thanh toán là có hạn, đặc biệt khi Bắc Kinh hỗ trợ tài chính luôn gắn liền với các dự án cụ thể.
Ông nói thêm, chính sách không can thiệp các vấn đề nội bộ các nước ngăn cản Trung Quốc đưa ra lời khuyên cho các quốc gia thoát khỏi khủng hoảng tài chính.
“Ngay cả IMF dường như cũng có những bước đi chậm chạp - nếu không muốn nói là từ chối các yêu cầu hỗ trợ của cả Pakistan và Sri Lanka". Câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia tài trợ song phương hoặc tổ chức tài chính quốc tế nào sẽ hỗ trợ kinh tế cho Pakistan và Sri Lanka.
Ngày 19/4, người phát ngôn của Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc Xu Wei cho biết, Bắc Kinh đã quyết định cung cấp hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho Sri Lanka để giúp nước này đối phó những khó khăn hiện nay. |
| Xung đột Nga-Ukraine: Không phải là quốc gia duy nhất vỡ nợ, tiếp theo Sri Lanka là...? Khủng hoảng kinh tế - hệ quả từ xung đột Nga-Ukraine đã "góp công lớn" đẩy cả một quốc gia tới bờ vực của sự ... |
| Người Việt ở Sri Lanka giữa tâm bão khủng hoảng kinh tế và truyền thông Sri Lanka đang ở vào thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử kể từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1948. |