📞

Maldives: “Ngoại giao khí hậu” là sống còn

16:30 | 14/02/2009
Thuật ngữ “ngoại giao khí hậu” xem chừng phù hợp với Maldives hơn cả bởi quốc đảo này đang đứng trước nguy cơ “mất nước”. Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao khiến quốc gia nhỏ nhất châu Á có khả năng chìm sâu vào đại dương vào cuối thế kỷ này. Bởi thế, trọng tâm hoạt động ngoại giao của Maldives đều nhằm vận động cộng đồng quốc tế chung tay ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.
Quốc đảo Malpes

Biện pháp được Malpes ưu tiên hàng đầu là tăng cường sự hiện diện ngoại giao ở Washington, nhằm cải thiện mối quan hệ với Mỹ và gia tăng ý thức về hàng loạt vấn đề quốc tế có ảnh hưởng rộng lớn đến họ trong tương lai.

 

Malpes từng có một sứ quán ở Washington từ năm 1968 đến năm 1970, nhưng đã đóng cửa vì vấn đề tài chính. Mohamed Hussain Maniku, công sứ mới được bổ nhiệm của Malpes, nói rằng mặc dù đất nước quần đảo nằm ở Ấn Độ Dương của ông vẫn khó khăn về mặt tài chính nhưng “đời sống chính trị quốc tế chỉ ra rằng Washington là trung tâm của nền ngoại giao thế giới. Chúng tôi phải hiện diện ở đây để nắm bắt các thời cơ cho chính chúng tôi”.

 

Nhiệm vụ trọng tâm của Maniku là thuyết phục Quốc hội Mỹ rằng cần phải được ngăn chặn bằng mọi giá sự ấm lên của khí hậu. Nơi cao nhất của đảo quốc này chỉ cách mặt nước biển có 2,5m, còn phần lớn lãnh thổ chỉ cao hơn mặt nước biển chưa đầy 1m. Malpes có 1.190 hòn đảo, quần tụ trong 29 đảo san hô vòng mặc dù chỉ có 200 đảo có người sinh sống. Toàn bộ diện tích đất nước chưa đầy 300 km2. Vấn đề là gần 1/3 trong số 379.000 người Malpes sống chủ yếu trong 2 km2 của đảo Malé – trở thành thành phố đông dân nhất trên thế giới.

 

Bởi thế, đe dọa lớn nhất đối với đảo quốc này là mực nước biển dâng cao. Theo Edward Cameron, cố vấn cấp cao của sứ quán, nếu mực nước biển ở đây sẽ dâng cao lên 90cm vào cuối thế kỷ này như dự đoán của các nhà khoa học, Malpes gần như ngập chìm trong nước vào năm 2100. Tổng thống Malpes Mohamed Nasheed đã phải tính đến khả năng bỏ tiền mua đất tại Sri Lanka, Ấn Độ hay Australia để “phòng thân” khi mực nước biển dâng cao.

 

Cameron cho rằng việc lập sứ quán ở Washington nhằm giảm thiểu chi phí “cắt cổ” phải chi cho các nhà vận động hành lang thuyết phục Quốc hội Mỹ quan tâm bàn thảo về vấn đề biến đổi khí hậu. Ngân sách chi cho nhiệm vụ này khoảng 600.000 USD/ năm. “Các sứ quán ở Brussels, Bắc Kinh, Tokyo, Riyadh và Geneva cũng sẽ được mở nhằm tạo cơ hội cho chính những người Malpe nói lên tiếng nói của họ”, ông cho biết.    

 

Hợp Vinh