Mang 'trọng thương' sau Covid-19, động lực nào cho tăng trường kinh tế thế giới năm 2022?

Thạch Bình
Sau gần hai năm phục hồi chậm chạp, kinh tế toàn cầu đã hoàn toàn thoát đáy. Mặc dù có thể sẽ xuất hiện những thăng trầm trong giai đoạn tiếp theo, nhưng xu hướng tăng trưởng mang tính phục hồi tổng thể sẽ khó thay đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Về vấn đề này, trong “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2022.

IMF cũng nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2022 sẽ cao hơn nhiều so với mức độ tăng trưởng bình quân 3% trong 50 năm qua, đồng thời sẽ trở thành năm kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng mạnh nhất kể từ đầu những năm 1970 đến nay.

Tuy nhiên, phân tích kỹ nhận định của IMF sẽ phát hiện rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ thấp hơn đáng kể so với năm 2021. Hơn nữa so với nhận định trước đây, dự báo mới nhất của IMF đã có điều chỉnh giảm. Mặt khác, dù kinh tế năm nay tiếp tục phục hồi, nhưng vẫn chưa trở về mức bình thường như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Mang 'trọng thương' sau Covid-19, động lực nào cho tăng trường kinh tế thế giới năm 2022?
Dịch Covid-19 có thể vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2022. (Nguồn: Cartoon Movement)

Những trở ngại lớn nhất

Dịch Covid-19 vẫn là trở ngại lớn nhất trên con đường phục hồi kinh tế toàn cầu. Cùng với việc các nước tăng cường kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 tăng lên, những ràng buộc và tác động tiêu cực mà Covid-19 gây ra đối với sản xuất và đời sống sẽ giảm.

Dù vậy, trong năm tới, ít có khả năng virus SARS-CoV-2 biến mất, nguyên nhân chủ yếu là mỗi chính phủ và mỗi người dân có nhận thức và hành động đối với virus khác nhau. Chừng nào con đường lây lan của virus chưa được cắt đứt, thì dịch bệnh vẫn tồn tại tính ngắt quãng và khả năng bùng phát cục bộ.

Mấu chốt của vấn đề là thành quả phát triển nghiên cứu vaccine luôn đi sau tốc độ biến thể của virus, nếu xuất hiện biến thể virus mới, thì số lượng biến thể cuối cùng, độc tính của virus và khả năng lây truyền… đều trực tiếp quyết định mức độ nặng nhẹ của tình hình dịch bệnh, ảnh hưởng đến nền kinh tế ở những mức độ khác nhau.

Tin liên quan
5 mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 5 mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022

Giống như dịch bệnh vẫn tiếp tục tồn tại với các biến thể khác nhau, lạm phát đã kéo dài một năm và cũng sẽ không biến mất trong năm 2022. Tuy nhiên, vấn đề là lạm phát sẽ kéo dài bao lâu, liệu có tiếp tục diễn biến tiêu cực và khi nào sẽ đạt đỉnh?

Trang mạng Bloomberg News đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn cầu vào cuối năm 2021, hầu hết các chuyên gia kinh tế được phỏng vấn cho rằng lạm phát sẽ giảm trong năm 2022.

Cụ thể, nửa đầu năm nay, vật giá có thể tăng nhẹ, nhưng sẽ giảm xuống đáng kể trong nửa cuối năm. Đến cuối năm giá tiêu dùng trên toàn cầu sẽ giảm xuống 2,6%, song vẫn cao hơn mức bình quân của 10 năm trước khi xảy ra dịch bệnh là 1,8%.

Mặc dù luôn có sự hoài nghi về những kết quả khảo sát như vậy, nhưng có thể khẳng định, việc thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu trong một năm tới ít nhiều sẽ phát huy tác dụng kiềm chế đối với lạm phát, giúp lạm phát duy trì ở mức độ bão hòa. Nếu đúng như vậy, điều đó sẽ giúp cải thiện hoạt động và mở rộng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Thắt chặt chính sách tiền tệ đã trở thành xu hướng chủ đạo của năm 2021. Tuy nhiên, một số nước cắt giảm quy mô mua trái phiếu vẫn chỉ là ứng dụng của công cụ định lượng. Mấu chốt của vấn đề là bên cạnh huy động công cụ định lượng, liệu có sử dụng công cụ giá và quan trọng nhất là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khởi động việc tăng lãi suất hay không, cũng như tần suất và biên độ tăng lãi suất như thế nào?

Rõ ràng câu hỏi này không có đáp án chuẩn, nhưng có một điểm có thể khẳng định, Fed không thể đồng thời đưa ra công cụ lãi suất để thắt chặt chính sách tiền tệ trước khi chưa hoàn thành kế hoạch cắt giảm quy mô mua trái phiếu.

Do đó, việc tăng lãi suất có thể sẽ trì hoãn đến quý II/2022, hơn nữa Fed vẫn cần quan sát diễn biến tình hình lạm phát. Nếu đến thời điểm đó lạm phát vẫn chưa suy yếu thì Fed có thể kịp thời khởi động tăng lãi suất, nhưng nếu vật giá giảm hoặc mức độ tăng không lớn thì Fed chắc chắn sẽ lựa chọn phương án quan sát.

Như vậy, xuất phát từ cục diện lạm phát cao trước thấp sau trong một năm tới, số lần tăng lãi suất trong năm của Fed sẽ không quá nhiều. Ngoài ra, khác với thời kỳ khủng hoảng tài chính, chính sách nới lỏng định lượng do Fed thực hiện tổng cộng kéo dài khoảng 6 năm, vòng nới lỏng định lượng này kể từ khi bắt đầu cho đến khi thu hẹp chỉ kéo dài hơn 2 năm, nhịp độ thu hẹp nhanh hơn nên cú sốc đối với thị trường có thể lớn hơn.

Sau khi cân nhắc đến khủng hoảng tài chính, không ít chi phí cơ hội phát sinh từ quá trình thắt chặt chính sách. Dự kiến trước mỗi lần tăng lãi suất, Fed đều sẽ lựa chọn cách duy trì kết nối kịp thời với thị trường, biên độ tăng lãi suất cũng sẽ kiểm soát ở phạm vi 25 điểm cơ bản mỗi lần để giảm nhẹ cú sốc của việc thắt chặt chính sách gây ra với thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô.

Kỳ vọng vào các chính sách tài khóa

Có thể nói chính sách tài khóa là động lực thay thế tốt nhất sau khi động lực của chính sách tiền tệ suy yếu trong năm nay, tăng thêm kỳ vọng cho sự phục hồi ổn định của kinh tế toàn cầu.

Trong đó, các kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đặc biệt tập trung vào kế hoạch xây dựng cơ hạ tầng.

Bên cạnh đầu tư 1.200 tỷ USD để cải tạo và nâng cấp hệ thống cầu đường, sân bay, đường thủy, giao thông công cộng, Mỹ còn khởi động chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu có tên gọi “xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn”.

Chương trình này sẽ phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) bao gồm Nhật Bản, cùng tài trợ vốn, đầu tư trên 10 dự án cơ sở hạ tầng lớn ở các nơi trên thế giới.

Dự báo thế giới 2022: Những vấn đề kinh tế thế giới sắp phải đối mặt

Dự báo thế giới 2022: Những vấn đề kinh tế thế giới sắp phải đối mặt

Cựu lãnh đạo mảng quản lý tài sản của Goldman Sachs, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Jim O’Neill đã nêu quan điểm về một ...

EU đã cam kết huy động 300 tỷ Euro (340 tỷ USD) để đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực như số hóa, sức khỏe, năng lượng, khí hậu… Anh cũng đưa ra “Sáng kiến sạch và xanh” trị giá 3 tỷ Bảng (4,1 tỷ USD), dự định giúp các nước đang phát triển thực hiện rộng rãi công nghệ xanh, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng với phương thức bảo vệ môi trường.

Tổng dự toán ngân sách của EU năm tài khóa 2022 đạt 170,6 tỷ Euro, Nhật Bản cũng tăng ngân sách bổ sung lớn nhất từ trước đến nay cho năm tài khóa 2022, hơn nữa đa số những khoản ngân sách tăng mới này đều sẽ dùng cho việc phục hồi kinh tế.

Ngoài ra, là nền kinh tế mới nổi lớn nhất, Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ triển khai trước một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, rất có thể năm 2022 sẽ trở thành “năm xây dựng cơ sở hạ tầng” của Trung Quốc.

Chỉ cần đầu tư của các “ông lớn” chủ yếu của kinh tế toàn cầu như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc tăng tốc, kinh tế thế giới sẽ không mất động lực cơ bản của tăng trưởng.

Sự bình thường hóa của chuỗi sản xuất và cung ứng chắc chắn trở thành thước đo quan trọng để kiểm tra triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh chuỗi sản xuất của các nước tích cực tìm kiếm cách thức để khơi thông các mắt xích then chốt, tình trạng thiếu các sản phẩm trung gian mang tính toàn cầu như chip cũng đã vượt qua thời kỳ căng thẳng nhất.

Dưới tiền đề áp lực dần nới lỏng và các kênh vận chuyển ngày càng thông suốt, nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu hàng hóa sinh hoạt của người tiêu dùng sẽ mở rộng hơn, sự cộng hưởng giữa đầu tư và tiêu dùng chắc chắn sẽ bơm thêm động lực cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Rủi ro thường trực

Đương nhiên, cũng phải tỉnh táo nhận thức rằng, rủi ro nợ của một số nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đang gia tăng, có thể xuất hiện cục diện ngày càng nghiêm trọng.

So với các nước phát triển, nhiều nước đang phát triển không có năng lực tự quay vòng đảo nợ, nguyên nhân là mức độ tài trợ tín dụng không được như các nước phát triển và vấn đề quan trọng hơn là chi phí trả nợ của các nước đang phát triển tăng lên đáng kể.

Mang 'trọng thương' sau Covid-19, động lực nào cho tăng trường kinh tế thế giới năm 2022?
Rủi ro nợ của một số nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đang gia tăng. (Nguồn: Bloomberg)

Trong tình hình Mỹ vẫn thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, xuất phát từ nhu cầu khống chế dịch bệnh và hồi phục nền kinh tế, các nước mới nổi đang lợi dụng thời cơ chi phí tài sản xuống thấp để tích hợp nhiều khoản nợ nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed cơ bản đã được xác định, lãi suất đồng USD đi lên chắc chắn sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần của các nước đang phát triển và thị trường mới nổi,

Các nước như Argentina, Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ vốn là những nước chưa bao giờ thoát khỏi tình cảnh khó khăn về nợ. Hiện nay, cộng thêm khoản nợ mới nên không loại trừ khả năng xuất hiện kịch bản vỡ nợ diện rộng trong bối cảnh năng lực trả nợ hạn chế.

Ngoài ra, việc Fed chuyển hướng chính sách tiền tệ cũng sẽ khiến cho dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi trước đó tháo chạy với quy mô lớn. Bên cạnh tài sản của các thị trường mới nổi được định giá lại, sức ép tỷ giá lao dốc cũng sẽ gia tăng, làm trầm trọng hơn nữa rủi ro tái huy động vốn và trả nợ của những nước này.

Chừng nào các nền kinh tế mới nổi vẫn bị chèn ép và tác động do điều này, thì quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển sẽ còn gập ghềnh.

Nhưng nếu các nền kinh tế như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tăng tốc đầu tư, kinh tế thế giới sẽ không mất động lực cơ bản của tăng trưởng.

LHQ: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm dần từ năm 2021

LHQ: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm dần từ năm 2021

Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 và tới ...

Kinh tế Trung Quốc năm 2022: Hai thách thức lớn lấn lướt triển vọng tăng trưởng?

Kinh tế Trung Quốc năm 2022: Hai thách thức lớn lấn lướt triển vọng tăng trưởng?

Goldman Sachs dự báo, GDP của Trung Quốc sẽ chỉ còn 4,8% trong năm 2022, giảm so với dự báo tăng trưởng 7,8% trong năm ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Bạn đang tìm cách để đổi nền cho ảnh hoặc đổi màu phông nền trong Photoshop trên máy tính. Bài viết này sẽ mách bạn cách đổi phong nền trong ...
XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 3/5/2024. SXMB 3/5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay, thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMT ...
XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. SXMN 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMN thứ 6. Kết quả xổ số ngày ...
Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ...
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Vương Đình Huệ.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động