Nhỏ Bình thường Lớn

Mâu thuẫn chưa được giải quyết dứt điểm, EU ra 'tối hậu thư' với Ba Lan

Ba Lan phải thực hiện các nghĩa vụ về cải cách hệ thống tư pháp nếu muốn nhận khoảng 35 tỷ Euro (35,35 tỷ USD) từ quỹ phục hồi hậu Covid-19 của Liên minh châu Âu (EU).
Mâu thuẫn chưa được giải quyết dứt điểm, EU ra 'tối hậu thư' với Ba Lan. (Nguồn: Poland Post English)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. (Nguồn: Poland Post English)

Tuyên bố trên được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đưa ra ngày 26/7, trong bối cảnh tranh cãi của EU và Ba Lan liên quan vấn đề tư pháp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Mặc dù ngày 15/7, Ba Lan đã ban hành luật mới nhằm xóa bỏ Phòng Kỷ luật trong Tòa án Tối cao vốn gây tranh cãi, song bà von der Leye nhấn mạnh, luật mới này không bảo vệ các thẩm phán trước các thủ tục kỷ luật trong trường hợp họ đặt vấn đề về tư cách những thẩm phán khác.

Nhấn mạnh rằng vấn đề nêu trên phải được giải quyết để có thể giải ngân các quỹ của EU, Chủ tịch EC lưu ý, Ba Lan vẫn chưa phục hồi tư cách cho các thẩm phán bị Phòng Kỷ luật đình chỉ và EU vẫn áp dụng hình phạt tài chính hằng ngày đối với Warsaw.

Tuy nhiên, ngày 26/7, theo Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Malgorzata Paprocka thuộc Phủ Tổng thống Ba Lan, quốc gia thành viên này đã hoàn thành tất cả các yêu cầu của EU, do đó, khối nên đình chỉ hình phạt tài chính đối với Warsaw.

Ngày 27/10/2021, Tòa Công lý của EU (CJEU) đã áp mức phạt 1 triệu Euro (1,01 triệu USD) mỗi ngày đối với Ba Lan do Warsaw không tuân thủ phán quyết của CJEU từ tháng 7/2021 yêu cầu đình chỉ hoạt động đối với Phòng Kỷ luật trong Tòa án Tối cao nước này.

Vào năm 2018, đảng bảo thủ Pháp luật và Công lý (PiS), đảng lớn nhất trong Quốc hội Ba Lan, thành lập phòng kỷ luật, có quyền cách chức thẩm phán và công tố viên.

Điều này khiến ECJ lo ngại phòng này sẽ khiến tòa án Ba Lan không còn độc lập trước các áp lực chính trị. Kể từ đó, phòng kỷ luật là vấn đề gây tranh cãi giữa ECJ và quốc gia Đông Âu.

Đầu tháng 10/2021, EU và Warsaw lâm mâu thuẫn mới khi Tòa án Hiến pháp Ba Lan phán quyết một số phần của luật khối không tương thích với Hiến pháp của nước này.

Bước đi này làm leo thang căng thẳng giữa Warsaw và EU, được cho là thách thức tính tối cao của luật liên minh so với luật của quốc gia, một trong những nền tảng chính của khối này.

EU được xây dựng trên nguyên tắc rằng các quốc gia thành viên phải tuân theo một quy tắc chung, mặc dù quốc gia vẫn có tiếng nói cuối cùng trong một số lĩnh vực chính sách, làm dấy lên làn sóng phản đối trong khối.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khi đó đã cảnh báo Ba Lan rằng, việc nước này thách thức tính tối cao của luật EU đã phạm vào nền tảng của khối và không thể không bị trừng phạt.

Nghị viện châu Âu sau đó bỏ phiếu thông qua việc lên án phán quyết của Ba Lan và hoãn các khoản tiền hỗ trợ cho Warsaw, trong đó có việc từ chối phê duyệt quỹ khôi phục sau đại dịch Covid-19 cho Ba Lan.

Tin thế giới 25/7: Nga nói về vụ tấn công cảng Odessa; Ấn Độ mang S-400 đến biên giới với Trung Quốc? Lời hứa của tân Tổng thống Philippines

Tin thế giới 25/7: Nga nói về vụ tấn công cảng Odessa; Ấn Độ mang S-400 đến biên giới với Trung Quốc? Lời hứa của tân Tổng thống Philippines

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, vụ tuabin khí của Dòng chảy phương Bắc 1, tuyên bố của ứng viên Thủ tướng Anh, quan hệ Ấn ...

Mỹ quyết định giúp Ukraine điều trị binh lính bị thương, Kiev tìm kiếm nguồn tài chính hàng chục tỷ USD

Mỹ quyết định giúp Ukraine điều trị binh lính bị thương, Kiev tìm kiếm nguồn tài chính hàng chục tỷ USD

Vào cuối tháng 6, Lầu Năm Góc đã chính thức thông qua kế hoạch hỗ trợ điều trị cho binh lính Ukraine bị thương tại ...

(theo The First News, THX)