Các nhà khảo cổ lặn xuống hồ để khám phá thành phố cổ đại đã mất. |
Hồ Atitlán vốn là một miệng núi lửa cổ đại ở khu vực Trung Mỹ, được hình thành sau vụ phun trào dữ dội vào khoảng 84.000 năm trước. Nhưng vào thời điểm 2.400 năm trước, khu vực này không bị ngập sâu trong nước như hiện tại nên được người Maya lựa chọn để xây dựng thành phố Samabaj.
Vào cuối thời kỳ tiền cổ đại, giai đoạn năm 400 trước Công nguyên tới năm 250 sau Công nguyên, thành phố Samabaj thịnh vượng được hình thành và phát triển.
Nơi này gồm những khu đền thờ, quảng trường và nhà ở, nằm giữa hồ miệng núi lửa Atitlán. Samabaj được đánh giá là khu định cư phồn vinh, chứa tất cả những cấu trúc đặc trưng cho nền văn hóa tâm linh đặc sắc của người Maya.
Vào thời điểm đó, Atitlán nằm ở vùng cao nguyên của Guatemala, là một trong những ngọn núi cao hơn 1.520m so với mực nước biển. Khi thảm họa núi lửa dưới nước phun trào khiến thành phố Samabaj sụp đổ từ đáy, buộc người Maya phải sơ tán nhanh chóng.
Theo Viện nhân chủng học quốc gia Mexico, thành phố này đã bị chìm xuống vực sâu của Atitlán, hiện nằm ở độ sâu khoảng 11m đến 20m so với bề mặt. Suốt hàng nghìn năm, "thành phố ma" bị mất tích và tưởng như rơi vào quên lãng.
Kể từ năm 2017 tới nay, các chuyên gia đến từ bảo tàng lịch sử và nhân chủng học quốc gia Mexico (INAH) cùng nhóm nghiên cứu đến từ Mexico, Guatemala, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp và Argentina, nhiều lần tổ chức các buổi lặn xuống hồ.
Qua đó, họ khám phá và lập được bản đồ thành phố cổ đại. Nhờ sử dụng công nghệ cao, nhóm chuyên gia đã đo đạc chính xác khu định cư này.
Trong quá trình lặn, các nhà khảo cổ phát hiện thấy phần còn lại của những tòa nhà, cột đá, vết tích nghi lễ cùng nhiều cấu trúc khác, qua đó tạo ra bản đồ đối xứng của thành phố.
Được biết, đây không phải là điểm khảo cổ duy nhất trong hồ Atitlán. Ở đây còn có một "thành phố ma" mất tích khác nằm dưới nước, có tên là Chiutinamit.
Hiện "thành phố ma" Samabaj là tàn tích dưới nước đầu tiên của người Maya được khai quật trong hồ Atitlán. Nó được một người thợ lặn biển tình cờ phát hiện ra vào những năm 1990. Theo một báo cáo của Reuters trong năm 2009, khi đó, người thợ lặn định xuống nước để khám phá độ sâu của hồ.
| Trung Quốc khai quật kim tự tháp 4.200 năm, kiến trúc như thành phố cổ Tại kim tự tháp có diện tích hơn 80.000 m2 tương đương với 10 sân bóng đá, nhóm khảo cổ phát hiện thấy những kiến ... |
| Iraq: Hạn hán nghiêm trọng, thành phố cổ 3.400 năm tuổi nổi lên giữa lòng hồ Từ hồi đầu năm nay, khi mực nước giảm nhanh do hạn hán nghiêm trọng, tàn tích của một thành phố cổ từ thời kỳ ... |
| Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy thành phố cổ khoảng 1.900 năm tuổi dưới lòng đất Ở thời điểm hiện tại, dù mới khai quật được 3% diện tích, nhưng các chuyên gia nhận định, đây có thể là thành phố ... |
| Italy: Tìm thấy quầy bar phục vụ đồ ăn nhanh ở thành phố cổ cách đây 2.000 năm TGVN. Một quầy bar vẫn còn được lưu giữ trong tình trạng khá lý tưởng đã vừa được tìm thấy tại thành phố cổ Pompeii ... |
| Thành phố cổ xưa nhất thế giới xây bằng gạch bùn có nguy cơ sụp đổ TGVN. Tác động của mưa lũ khiến những tòa tháp cao trong thành phố hàng trăm năm tuổi này có nguy cơ sụp đổ. |