Trung tâm dữ liệu trên nằm trong dự án có tên gọi "Project Natick" kéo dài nhiều năm qua và từ ngày 6/6 nó đã chuyển sang giai đoạn phát triển thứ hai, với một mẫu thử nghiệm được triển khai xuống đáy biển gần quần đảo Orkney của Scotland.
Với mật độ dân số tập trung đông dọc theo các bờ biển trên thế giới, Microsoft cho biết các trung tâm dữ liệu dưới đáy đại dương có thể giúp duyệt web hiệu quả hơn, với khả năng hỗ trợ phát trực tuyến và chơi video mượt mà hơn.
Trung tâm dữ liệu Northern Isles của Microsoft dài khoảng 12m nằm ở độ sâu cách mặt đất khoảng 35m.
Microsoft đang thử nghiệm một trung tâm dữ liệu chứa trong các container, sẽ cung cấp các dịch vụ đám mây từ đáy đại dương. |
Theo Microsoft, bên trong container có 12 kệ, chứa tổng số 864 máy chủ và hạ tầng hệ thống làm mát. Microsoft cho biết, trung tâm dữ liệu trên không chỉ nhằm mục đích giảm khoảng cách truyền dữ liệu tới các cộng đồng, mà còn có thể tạo ra nhiều hơn các hoạt động bền vững về môi trường.
Các trung tâm dữ liệu dưới nước cuối cùng có thể được đặt hàng về kích thước và triển khai nhanh chóng, với khả năng hoạt động dưới nước trong nhiều năm. Để đưa được trung tâm dữ liệu xuống đáy biển, nhóm nghiên cứu của Microsoft đã sử dụng tời, cần cẩu, giàn sà lan, và một chiếc xe điều khiển từ xa.
Khi chạy ở công suất tối đa, hệ thống điện của trung tâm dữ liệu chỉ tiêu thụ chưa đến một phần tư megawatt điện, cấp phát từ lưới điện của Đảo Orkney. Hòn đảo này sử dụng turbine gió và các mái nhà bằng năng lượng Mặt trời để tạo ra năng lượng cho 10.000 cư dân.
Nhóm nghiên cứu của Microsoft sẽ giám sát trung tâm dữ liệu dưới biển trong 12 tháng tới để xem nó hoạt động như thế nào trong môi trường dưới nước.