Nhỏ Bình thường Lớn

Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19: Nghị viện châu Âu ủng hộ, Tổ chức Thương mại thế giới nói 'không đủ'

Ngày 20/5, Nghị viện châu Âu (EP) đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19, như một yếu tố cốt lõi trong việc đẩy nhanh quá trình triển khai ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19: EP ủng hộ, WTO nói 'không đủ'. (Nguồn: Baltics News)
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 sẽ không đủ để thu hẹp khoảng cách cung cấp khổng lồ giữa các nước giàu và nghèo. (Nguồn: Baltics News)

Các nghị sĩ châu Âu đã nhất trí về một đạo luật sửa đổi kêu gọi EU ủng hộ một sáng kiến của Ấn Độ và Nam Phi đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc "tạm thời bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine, thiết bị và phương pháp điều trị Covid-19, đồng thời kêu gọi các công ty dược phẩm chia sẻ hiểu biết và dữ liệu của họ”.

Trong tháng này, các nhà lãnh đạo EU cho biết, họ sẵn sàng thảo luận về việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ kế hoạch trên, song yêu cầu cung cấp thêm chi tiết về đề xuất này đồng thời kêu gọi các nhà sản xuất vaccine lớn trước tiên tăng cường xuất khẩu vaccine.

Tuy nhiên, phát biểu trước EP, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19 sẽ không đủ để thu hẹp khoảng cách cung cấp khổng lồ giữa các nước giàu và nghèo.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala nói: "Nhằm giải quyết vấn đề không thể chấp nhận được là sự thiếu công bằng trong tiếp cận vaccine, chúng ta phải tính toàn toàn diện. Nó không chỉ là một hoặc loại (vaccine) khác", điều này không thể kéo dài trong nhiều năm.

Người đứng đầu WTO cho biết, các nước đang phát triển đã phàn nàn quy trình cấp phép quá rườm rà và cần được cải thiện, bên cạnh đó, các nhà sản xuất nên nỗ lực mở rộng sản xuất, dẫn ra tình trạng công suất nhàn rỗi ở Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Senegal, Nam Phi.

Bà Okonjo-Iweala kêu gọi "thống nhất một văn bản cho phép các nước đang phát triển tiếp cận và linh hoạt, đồng thời bảo vệ các nghiên cứu và đổi mới".

TIN LIÊN QUAN
Kiên quyết tổ chức Olympic Tokyo 2020, Thủ tướng Suga 'đi trên dây'
Tin thế giới 20/5: Kremlin đánh giá hội đàm Ngoại trưởng Nga-Mỹ; Tổng thống Ukraine ẩn ý 'âm mưu Nga'; ASEAN sẽ là cầu nối hợp tác Mỹ-Trung?
TIN LIÊN QUAN
Đại sứ Nga: Moscow không phải là đồng minh Bắc Kinh, nhưng G7 đang chơi 'trò chơi nguy hiểm'
Tự tin năng lực răn đe hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Tổng thống Putin cảnh báo cứng rắn tới những kẻ nhòm ngó Nga
Quốc gia EU đầu tiên lo ngại vì Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2
Xung đột Israel-Palestine: Hamas và Israel nhất trí ngừng bắn, chấm dứt 11 ngày đẫm máu, Mỹ ca ngợi

(theo Reuters)