TIN LIÊN QUAN | |
Nghị định mới về mua, bán, đóng mới tàu biển | |
Điều kiện kinh doanh vận tải biển |
Cuộc họp chiều nay có sự tham dự của đầy đủ các thành phần từ các chủ tàu đến cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn, đại diện các ngân hàng.
Riêng Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, tỉnh Nam Định tiếp tục vắng mặt không có lý do.
UBND Bình Định và đơn vị liên quan nghe Tổ thẩm định báo cáo kết quả thẩm định tàu cá vỏ thép nằm bờ. |
Đến nay, Tổ thẩm định đã thẩm định 17/18 tàu, riêng tàu BĐ-99909 TS của ông Lê Hoài Thanh (ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn) đang khai thác tại ngư trường phía Nam chưa về nên chưa kiểm tra được.
Trong số này, có 5 tàu cá vỏ thép do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, tỉnh Nam Định đóng, 12 tàu do Công ty TNHH MTV Nam Triệu, thuộc Bộ Công an đóng.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu thép do Trung tâm Phân tích 1- Vinacontrol, Hà Nội kiểm định, cho thấy 5 tàu do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương sử dụng thép Trung Quốc nhưng biên bản xác nhận là thép Hàn Quốc, có 3/5 tàu mẫu thép không đạt thép thường loại A.
Còn 12 tàu do Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an) dùng thép Hàn Quốc thì 5/12 tàu có mẫu không đạt thép thường cấp A.
Về phần máy chính, 9 máy hiệu Mitsubishi, hầu hết máy chính đều hoạt động không ổn định, các chi tiết như bộ sinh hàn giải nhiệt khí bằng nước ngọt, bơm nước biển gắn ngoài, hệ thống dẫn giải nhiệt đã gia công lại, không đồng bộ.
Hãng Mitshubishi đã có văn bản xác nhận không sản xuất các động cơ này.
Có 3 máy chính hiệu Doosan, quá trình hoạt động không ổn định, động cơ bị nóng. Qua kiểm tra 25 máy phụ lắp trên 17 tàu cá thì có 3 máy phụ hiệu Cummins hoạt động không ổn định, nổ không đều, đôi khi tắt máy trong khai thác, 2 máy phụ của Mitshubishi bị vỡ thân máy hoặc hở bạc, không hoạt động được; 20 máy còn lại hoạt động bình thường.
Tổ thẩm định chỉ rõ trách nhiệm của Trung tâm đăng kiểm tàu cá thuộc Tổng cục Thủy sản trong quá trình kiểm tra, đăng kiểm viên không kiểm tra kỹ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận chất lượng và không quan sát kỹ các chi tiết không đồng bộ.
Đại tá Trần Huy Giáp, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho biết Công an đã vào cuộc tìm hiểu vụ tàu vỏ thép nằm bờ. |
Đại tá Trần Huy Giáp - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho rằng, nhiều tàu cá đang trong thời gian bảo hành nhưng đã bị hư hỏng, sản xuất đình trệ, một số ngư dân e ngại đóng tàu vỏ thép.
Quá trình đóng tàu có một số nội dung không đúng hợp đồng. Bằng chứng cụ thể là nhiều tàu đang bảo hành nhưng gặp sự cố, qua thẩm định thì chất lượng không đảm bảo, có dấu hiệu sai phạm.
Đại tá Trần Huy Giáp cho biết: “Chúng tôi cũng đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là Sở NN&PTNT tham gia tổ thẩm định, nắm chắc tình hình, thu thập tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh. Quan điểm của lãnh đạo công an tỉnh là đề nghị phải thực hiện đúng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, khẩn trương khắc phục, sửa chữa triệt để những hư hỏng. Còn riêng vấn đề sai phạm thì phải làm rõ và đề xuất xử lý cá nhân, đơn vị liên quan”.
Trên cơ sở kết quả thẩm định, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu 2 doanh nghiệp đóng tàu tập trung sửa chữa tàu cá cho ngư dân.
Công ty Nam Triệu của Bộ Công an thay mới toàn bộ 10 máy chính không đồng bộ, thay mới máy chính hiệu Doosan cho ông Trần Đình Sơn, khắc phục và sữa chữa các máy phụ bị hư hỏng.
Đối với các tàu bị rỉ sét phải làm sạch bề mặt và sơn lại tàu theo đúng quy trình bảo dưỡng tàu vỏ thép.
Đối với các tàu do Công ty Đại Nguyên Dương đóng không đảm bảo chất lượng, chủng loại thì phải tháo ra thay mới, sơn lại đúng quy trình.
Ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, trước mắt, ngoài việc khẩn trương sửa chữa, phía Công ty Nam Triệu (Bộ Công an) và Công ty Đại Nguyên Dương phải chi trả kinh phí hỗ trợ ngư dân do tàu phải nằm bờ, trong đó có kinh phí trả ngân hàng.
Sở NN&PTNT đề xuất chính sách hỗ trợ đối với các ngư dân bị mất việc, đề nghị ngân hàng xem xét giãn nợ, ân hạn cho các chủ tàu bị ảnh hưởng.
Riêng Công ty Đại Nguyên Dương không hợp tác với tỉnh Bình Định trong việc khắc phục hậu quả, UBND tỉnh đề nghị Công an tỉnh nắm bắt thông tin về doanh nghiệp này và lập hồ sơ báo cáo Bộ Công an xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Trần Châu yêu cầu: “Tôi yêu cầu 2 đơn vị đóng tàu là Công ty Nam Triệu và Công ty Đại Nguyên Dương phải tập trung cao độ trong thời gian ngắn nhất, sửa chữa sớm nhất, đảm bảo chất lượng. Tôi đề nghị cố gắng chúng ta hoàn chỉnh việc sửa chữa này trong tháng 7. Kinh phí để trả cho ngư dân nằm bờ chờ thời gian sửa chữa, tôi yêu cầu Công ty Nam Triệu và Công ty Đại Nguyên Dương trước mắt phải chi khoản kinh phí này”.
Ngăn chặn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 732/CĐ-TTg về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt ... |
Kiểm tra việc đóng tàu cá theo Nghị định 67 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, kiểm tra, làm rõ các vấn đề ... |
Bảo hộ công dân việc Malaysia bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã có công hàm đề nghị các cơ quan chức năng sở tại (Bộ Ngoại giao, Cơ ... |