TIN LIÊN QUAN | |
Báo cáo phòng thủ tên lửa mới của Mỹ là phản tác dụng | |
Lầu Năm Góc: Trung Quốc dẫn đầu về sở hữu một số công nghệ quân sự tối tân nhất |
Việc Chính phủ Đức phê duyệt thỏa thuận mua bán trên diễn ra trong bối cảnh Berlin đã đình chỉ mọi hoạt động mua bán vũ khí với Saudi Arabia, đối thủ của Qatar, nhằm đáp lại vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại ngay bên trong Lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier. (Nguồn: Reuters) |
Trong bức thư gửi các nhà lập pháp Đức hôm 23/1, Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier cho biết, ngoài 4 hệ thống tên lửa phòng thủ hải quân RAM, Berlin cũng bán cho phía Qatar 85 radar điều khiển chế độ kép và thiết bị dẫn đường hồng ngoại cho tên lửa. Toàn bộ thiết bị vũ khí này sẽ được Đức xuất khẩu tới Qatar qua Italy.
RAM là hệ thống tên lửa được trang bị cho các tàu hải quân, có khả năng phòng thủ chống lại sự tấn công từ các tên lửa, máy bay, máy bay trực thăng và các tàu chiến khác của đối phương. Hệ thống RAM được Công ty RAM-System GmBH, một liên doanh của Tập đoàn chế tạo tên lửa MBDA của Đức và nhà chế tạo vũ khí Raytheon của Mỹ sản xuất và đưa ra thị trường.
Năm 2018, Chính phủ Đức đã thông báo kế hoạch mở rộng quan hệ với Qatar sau khi quốc gia vùng Vịnh này cam kết đầu tư 10 tỷ Euro vào nền kinh tế Đức. Trước đó, Đức cũng đã từng bán hệ thống tên lửa RAM cho Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Sức mạnh quân sự Nga ở Syria: Thay đổi cục diện chiến trường Nga vừa hoàn tất việc chuyển giao cho Syria hệ thống tên lửa phòng không S-300, có thể đánh chặn và bắn hạ nhiều mục ... |
Thành công mới của Ấn Độ trong lĩnh vực tên lửa Hải quân Ấn Độ ngày 24/3 thông báo đã tiến hành thành công cuộc thử nghiệm đầu tiên hệ thống tên lửa đất đối không ... |
Iran thử thành công hệ thống phòng thủ S-300 do Nga chế tạo Với tầm bắn lên tới 200km, hệ thống S-300 có khả năng cùng lúc theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu. |