Một cuộc chiến thương mại tồi tệ nhất – Lịch sử có lặp lại?

Khi Mỹ - Trung đang "ăn miếng trả miếng" trên mặt trận thương mại, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo rằng, "Tổng thống Trump đã đẩy căng thẳng lên thành một cuộc chiến tranh thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế". Có đúng như vậy?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mot cuoc chien thuong mai toi te nhat lich su co lap lai Bốn lý do Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung sẽ không xảy ra
mot cuoc chien thuong mai toi te nhat lich su co lap lai Bất chấp căng thẳng, thặng dư thương mại Trung Quốc - Mỹ cao kỷ lục

Đúng, đó là một cuộc chiến thương mại thực sự, nhưng nó chưa phải là cuộc đấu đá về thương mại lớn nhất từ trước tới nay.

Theo Giáo sư kinh tế Douglas Irwin của Đại học Dartmouth và Gs. Chad Bown thành viên cao cấp của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, trên thực tế, kỷ lục đó vẫn thuộc về người Mỹ, nhưng đã được họ tiến hành từ những năm 1930. Mặc dù vậy, họ vẫn lưu ý rằng, trong lịch sử, vào khoảng thế kỷ 18, 19 có thể đã xảy ra những cuộc xung đột lớn về thương mại, xứng đáng hơn với tên gọi “cuộc chiến thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử“, khi đó các quốc gia chiếm giữ các tàu của nhau, thậm chí là chặn đường vào cảng của các con tàu thương mại. 

mot cuoc chien thuong mai toi te nhat lich su co lap lai
Mỹ sẵn sàng leo thang, Trung không ngại trả đũa. (Nguồn: Dailyreckoning)

Chỉ là cách nói quá của Bắc Kinh

Gs. Douglas Irwin tác giả của cuốn sách đình đám “Tranh chấp thương mại: Lịch sử chính sách thương mại Mỹ“ cho rằng, đây chỉ là một cách nói cường điệu của Bắc Kinh. Trong thời kỳ Đại suy thoái, thương mại thế giới đã từng giảm 25%, khoảng một nửa trong số đó là do các rào cản thương mại. “Trên thực tế hiện nay, chúng tôi đã không thấy bất kỳ sự giảm sút lớn nào trong thương mại thế giới theo cách mà chúng ta đã thấy trong quá khứ.” Gs. Irwin đánh giá. 

Vào tháng 6/1930, Tổng thống Mỹ Herbert Hoover đã ký Đạo luật mang tên Smoot-Hawley. Theo Luật này, ngay lập tức tăng thuế đối với hàng trăm sản phẩm, đưa mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ lên trên 45%. Mức thuế ngất ngưởng này áp dụng cho hàng hóa đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đã khiến giá cả của nhiều mặt hàng, kể cả những loại hàng hóa phổ biến như trứng, đường và hành tây đồng loạt “leo thang”.

Và tất nhiên, nhiều quốc gia, trong đó bao gồm, Canada và nhiều nước châu Âu, đã không hẹn mà cùng ra tay trả đũa thuế quan đối với các sản phẩm của Mỹ. Kết quả là, thương mại trên toàn thế giới bị thu hẹp đáng kể. Từ đó, người ta đều cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ đã làm cho cuộc Đại khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn bat giờ.

Không ai muốn lặp lại Smoot-Hawley. Bởi nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng đối với những nền kinh tế có liên quan, mà vô tình nó đã mang lại lợi ích cho các nước đứng ngoài cuộc như Nga (Liên Xô cũ),  khi các quốc gia từ chối mua hàng  Mỹ và chuyển sang mua hàng hóa của Nga và các nơi khác.

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo Tổng thống Trump không nên tiến xa hơn nữa, vì ông có nguy cơ lặp lại những hậu quả tiêu cực này cho nền kinh tế Mỹ, nhưng họ đều đồng ý rằng, tình hình hiện tại còn lâu mới giống những năm 1930.

Thương mại toàn cầu hiện vẫn đang phát triển đều đặn, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khẳng định, tình hình hiện tại hoàn toàn không giống với thời kỳ suy thoái, khi đó thương mại toàn cầu đã giảm một phần tư về khối lượng và 40% về giá trị.

Để làm rõ điều này, Gs. Douglas Irwin đã chỉ ra bốn số liệu chủ chốt đủ để đánh giá cụ thể về quy mô và mức độ nghiêm trọng của những quyết định ăn miếng trả miếng. Theo đó, xét trên cả bốn yếu tố này, thì cuộc chiến thương mại hiện tại còn lâu mới đạt kỷ lục “Cuộc chiến thương mại tồi tệ nhất.”

Mỹ - một mình một hướng

Đạo luật Smoot-Hawley đánh thuế cao trên gần 900 sản phẩm, nhập khẩu từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, mức thuế mới của Tổng thống Trump không phải áp dụng trên toàn cầu. Cho đến nay, ông đã áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm từ hầu hết các quốc gia, nhưng mức thuế đối với hàng trăm mặt hàng thì chỉ áp dụng riêng đối với Trung Quốc.

mot cuoc chien thuong mai toi te nhat lich su co lap lai
Ở những nơi khác ngoài Mỹ, các quốc gia đều đang đẩy mạnh tự do thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại với nhau. (Nguồn: AP)

Yếu tố này khá quan trọng, bởi vì khi thuế quan được áp dụng cho tất cả các quốc gia, người mua hàng sẽ không có cơ hội để chuyển đổi mua hàng từ một quốc gia này sang quốc gia khác. Hiện tại, nếu một nhà máy hoặc cửa hàng ở Mỹ không thể mua sản phẩm từ Trung Quốc, họ có thể chuyển sang mua hàng Campuchia, Việt Nam hoặc ở bất cứ nơi nào khác.

GS. Irwin cũng chỉ ra rằng, vào năm 1931 và 1932, các nước đã áp đặt thuế quan không chỉ đối với hàng hóa Mỹ, mà còn với sản phẩm của các đối tác khác nữa, căng thẳng thương mại cứ thế leo thang. May mắn, điều đó đã không xảy ra ở thời điểm hiện tại. Thực tế hiện nay, ở những nơi khác ngoài Mỹ là một kịch bản đối lập, các quốc gia đều đang đẩy mạnh tự do thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại với nhau.

4% không là gì so với 30%

Như Irwin đã ghi lại trong cuốn sách “Chủ nghĩa bảo hộ: Smoot-Hawley và cuộc Đại khủng hoảng”, Mỹ đã tăng thuế quan đối với một phần ba tổng số hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ năm 1930. Con số đó lớn hơn nhiều so với những gì ông Trump “ra tay” cho đến nay. Theo ghi nhận của tờ Washington Post, cho đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Mỹ đã áp đặt chính sách thuế cao lên ít hơn 4% tổng nhập khẩu, bao gồm tấm pin mặt trời, máy giặt, thép, nhôm và 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ  Trung Quốc.

Ông Trump cũng đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế quan mới đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD khác. Nếu điều đó thành sự thật, tức là khoảng 12% hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Và nếu ông Trump tiếp tục “chiến dich thuế” đối với ô tô, xe tải và phụ tùng ô tô, thì tổng số hàng hóa trong diện bị áp thuế mới tăng lên khoảng 27% - gần hơn với mức của Đạo luật Smoot-Hawley.

Thật thú vị, vào năm 1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon cũng từng áp đặt mức thuế 10% lên hơn một nửa (52%) tổng số hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, tuy nhiên, mức thuế này chỉ kéo dài được bốn tháng.

Thuế 50% - nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ

Tất nhiên, mức thuế càng cao, tác động kinh tế càng cao. Cho đến nay, chính sách thuế chủ yếu mà Tổng thống Trump đã thực thi là 25% đánh vào thép và 10% đối với các sản phẩm từ Trung Quốc. Theo WTO, đây là những mức thuế khá cao so với trước, bởi mức thuế trung bình của Mỹ chỉ dưới 4%. Nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với những năm 1930, khi Đạo luật Smoot-Hawley đã tăng mức thuế trung bình từ 38% lên trên 45%, theo Irwin.

mot cuoc chien thuong mai toi te nhat lich su co lap lai
Đây là một cuộc tranh chấp thương mại không ít phần nguy hiểm, tuy nhiên, nó mới chỉ bắt đầu. (Nguồn: Marketwatch)

Hầu hết các nhà kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp đều xem xét vấn đề dựa trên tổ hợp cả hai yếu tố thuế suất và phần tram số lượng hàng hóa bị áp thuế. Trong những năm 1930, thuế suất đã được nâng lên gần 50% và được áp dụng cho một phần ba hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Hiện tại, thuế quan của ông Trump cao nhất mới chỉ là 25% và áp dụng cho dưới 4% lượng hàng hóa nhập khẩu.

Căng thẳng chỉ mới vừa bắt đầu

Các mức thuế ngất ngưởng của Đạo luật Smoot-Hawley những năm 1930 đã diễn ra trong nhiều năm liền. Còn quyết sách của Tổng thống Trump mới được đưa trong một vài tháng gần đây, thậm chí chỉ một vài ngày qua đối với hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế thứ hai thế giới.

Trump thực sự bắt đầu gây sốc cho thế giới với mức thuế của ông đối với thép và nhôm vào đầu tháng Ba, có nghĩa là ông ta sẽ mất bốn tháng để chiến đấu thuế quan. Ngược lại, Đạo luật Smoot-Hawley đã có hiệu lực vào tháng 6/1930 và tồn tại kéo dài trong suốt bốn năm, trước khi bị bãi bỏ vào năm 1934 - sau khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt đắc cử với lời hứa giảm thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu.

"Đây là một cuộc tranh chấp thương mại không ít phần nguy hiểm. Nhưng dẫu sao vẫn có một sự khác biệt rất lớn, khi căng thẳng chỉ xảy ra đối với một quốc gia, so với việc tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều bị lôi vào cuộc chiến đáng sợ này." Gs. Douglas Irwin kết luận.

mot cuoc chien thuong mai toi te nhat lich su co lap lai Mỹ sẵn sàng leo thang, Trung Quốc không ngại trả đũa

Tổng thống Donald Trump từng xác nhận, ông sẵn sàng leo thang mạnh trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất ...

mot cuoc chien thuong mai toi te nhat lich su co lap lai Chiến tranh thương mại: Mỹ sẽ mất gì, Trung Quốc sẽ được gì?

Mỹ và Trung Quốc đã bước vào “lượt chơi” dạo đầu của cuộc chiến thương mại. Câu hỏi “Ai là người thắng, kẻ thua” trong ...

Minh Anh (theo Washingtonpost)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động