Một cuộc trưng cầu ý dân nữa về Brexit?

Gần hai năm sau khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit, một vài người đang kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit. Tuy nhiên, tại thời điểm này, thay vì câu hỏi liệu nước Anh có nên rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay không sẽ là câu hỏi nước Anh nên rời khỏi EU như thế nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180204084532 Đưa “Kỷ nguyên vàng” trở lại
tin nhap 20180204084532 ​EU đưa ra lập trường về giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit

Quan ngại về việc Anh sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng như thế nào sau các cuộc đàm phán với EU gần đây đã làm dấy lên mối quan tâm về cuộc trưng cầu ý dân thứ hai.

Con đường có nhiều gian nan

Một cuộc khảo sát được công bố bởi nhật báo Guardian và tổ chức thăm dò ICM của Anh đưa ra ngày 26/1 vừa qua cho thấy 47% cử tri Anh được khảo sát ủng hộ việc Anh có tiếng nói về các điều khoản của thỏa thuận cuối cùng về Brexit. Trong khi một số người trả lời rằng họ chưa quyết định, số người ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân lần 2 lên đến 58%. Cuộc thăm dò ước tính rằng 25% trong số cử tri “ủng hộ việc rời khỏi EU” cũng ủng hộ việc nên tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về thỏa thuận cuối cùng.

Tranh cãi về kiểu thỏa thuận cuối cùng mà nước Anh nên tìm kiếm dường như cũng quyết liệt như cuộc tranh cãi về việc liệu nước này có nên rời khỏi EU hay không. Một số người, trong đó có Thị trưởng London Sadiq Khan, đã kêu gọi có một thỏa thuận cuối cùng cho phép Anh vẫn nằm trong thị trường chung và liên minh thuế quan EU. Trong khi đó, những người khác - như Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox - kiên quyết phản đối việc Anh ở lại trong thị trường chung hay liên minh thuế quan.

tin nhap 20180204084532
Những người biểu tình chống Brexit vẫy cờ Anh và cờ Liên minh châu Âu bên ngoài Nhà Quốc hội Anh, ngày 30/1. (Nguồn: Reuters)

Cuộc tranh luận này cũng gây bất đồng không kém bởi những tiết lộ rằng tất cả những kịch bản Brexit có thể xảy ra - bao gồm cả những kịch bản mà theo đó Anh ở lại thị trường chung, những kịch bản Anh rời khỏi thị trường chung (nhưng với một thỏa thuận thương mại tự do với EU), và cả kịch bản Brexit cứng (Anh rời khỏi thị trường chung mà không có thỏa thuận nào) - dường như đều khiến nước Anh rơi vào tình trạng tồi tệ hơn hiện nay.

Một báo cáo do Chính phủ Anh soạn thảo về tác động của Brexit bị rò rỉ cho thấy rằng, trong tất cả các tình huống có thể xảy ra, hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Anh đều bị ảnh hưởng.

Diễn biến trái chiều từ cử tri

Cuộc thăm dò dư luận cho thấy, nếu Anh tổ chức lại cuộc trưng cầu ý dân về Brexit, kết quả sẽ phản ánh đúng như kết quả ban đầu, song với tỷ lệ đảo ngược: 51% số người ủng hộ nước Anh ở lại EU và 49% ủng hộ việc nước này rời khỏi EU. Điều này rất có thể xảy ra, ít nhất phần nào là bởi thực tế sự chia rẽ xung quanh tranh cãi về Brexit vẫn tồn tại. Các cử tri dưới 24 tuổi vẫn muốn nước Anh ở lại EU và các cử tri ngoài 65 tuổi thì nhất quyết ủng hộ rời khỏi EU.

Trên thực tế, bản báo cáo mới của viện nghiên cứu độc lập có trụ sở tại London - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland trong một châu Âu đang thay đổi (UK in Changing Europe) cho thấy rằng, hậu quả của vấn đề Brexit đã tạo ra 2 "thực thể" chính trị mới và dường như không nhượng bộ: những người ủng hộ rời EU và những người ủng hộ ở lại EU.

Báo cáo nêu rõ: “Một điều mà chúng ta biết rõ về các thực thể là họ không chuyển đổi một cách dễ dàng. 18 tháng sau kể từ cuộc trưng cầu ý dân về Brexit, chính kiến của chúng ta trước các tác động vẫn không có dấu hiệu tản mát… Do đó, hầu như không có bằng chứng ủng hộ tuyên bố của Thủ tướng rằng nước Anh sẽ 'cùng nhau' đối mặt với thách thức của Brexit”.

tin nhap 20180204084532
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Thỏa thuận hay không thỏa thuận

Để khiến vấn đề thêm phức tạp, những người đang muốn có cuộc trưng cầu ý dân thứ hai có thể sẽ diễn giải điều đó theo nghĩa khác, tùy thuộc vào kết quả cuối cùng của Brexit mà họ ủng hộ. 

Anand Menon - Giám đốc viện nghiên cứu UK in Changing Europe - nói: “Những người ủng hộ ở lại EU tính tới một cuộc trưng cầu ý dân cho phép lựa chọn giữa thỏa thuận của bà May và việc ở lại EU. Một số người cho rằng, nếu chúng ta có một cuộc trưng cầu ý dân, nên lựa chọn giữa thỏa thuận của bà May và việc rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Còn những người khác dường như nghĩ rằng việc có một cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận này có nghĩa sẽ có ba hoặc bốn lựa chọn trong một 'thực đơn' có nhiều loại thỏa thuận có thể có với EU và cần chọn một trong số đó - điều này hiển nhiên là không thể xảy ra bởi vì Thủ tướng May sẽ chỉ đàm phán một thỏa thuận duy nhất”.

Quốc hội Anh sẽ đảm bảo việc Anh có tiếng nói quyết định về bất kỳ điều khoản “ly hôn” nào mà các nhà đàm phán Anh nhất trí với EU. Hồi tháng 12 vừa qua, Quốc hội đã tán thành việc sửa đổi dự luật rút khỏi EU trong đó quy định các nghị sỹ Quốc hội Anh có quyền bác bỏ các điều khoản của thỏa thuận và đưa cả hai bên trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, Menon lưu ý rằng, Chính phủ Anh có thể không có đủ thời gian.

Ông nói: “Cuộc bỏ phiếu vào tháng 10 không phải cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa bởi quá muộn để quốc hội thực sự sửa đổi các điều khoản đang được đàm phán. Vì vậy, về cơ bản, sự lựa chọn sẽ chỉ là có thỏa thuận này hoặc không có thỏa thuận”.

tin nhap 20180204084532
Tổng thống Mỹ: Anh cần cứng rắn hơn trong đàm phán Brexit

Trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình Anh ITV phát sóng ngày 28/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Chính phủ của Thủ ...

tin nhap 20180204084532
Diễn đàn Davos 2018: Anh kêu gọi Brexit "mềm" để bảo vệ nền kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond trong bài phát biểu với các lãnh đạo doanh nghiệp Anh bên lề Diễn đàn Kinh tế Davos ngày ...

tin nhap 20180204084532
Năm 2018, liệu "con tàu Brexit" có trật bánh?

Năm 2017 đã chứng kiến các cuộc đàm phán vô cùng khó khăn của kế hoạch nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), ...

(theo the Atlantic)

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Vios 2021, Rush 2021, Wigo 2021, Corolla Altis 2021, Innova 2021, Yaris 2021, Alphard 2021, Fortuner 2021, Camry 2022, Granvia 2021, Hilux ...
Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Trong những ngày này trên khắp đường phố tại tỉnh Điện Biên, lực lượng bộ đội đang chuẩn bị những hoạt động để kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện ...
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết ...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của ...
Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac vừa công bố một chiến lược mới về tương lai của thương hiệu trong việc phát triển xe điện.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động