Nhỏ Bình thường Lớn

Một nước châu Á là nhà xuất khẩu vũ khí thứ 8 thế giới, Phần Lan cân nhắc một điều để đổi lấy 'cái gật đầu' gia nhập NATO

Hàn Quốc thông báo là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới trong giai đoạn 2017-2021, trong khi đó Phần Lan đang xem xét cho phép xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Hàn Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí thứ 8 trên thế giới, Phần Lan xem xét xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ để được chấp thuận gia nhập NATO
Hàn Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới trong giai đoạn 2017-2021, chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc phòng toàn cầu. (Nguồn: Yonhap)

Theo báo cáo thường niên của chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 9/12, Seoul là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới trong giai đoạn 2017-2021, chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc phòng toàn cầu.

Niên giám Thị trường Quốc phòng Toàn cầu 2022 do Viện Nghiên cứu Lập kế hoạch và Phát triển Công nghệ Quốc phòng Hàn Quốc phát hành cho hay thứ hạng xuất khẩu vũ khí của Seoul đã tăng từ vị trí thứ 9 trong giai đoạn 2016-2020.

Dẫn dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, báo cáo cho biết thị phần Hàn Quốc trên thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu đứng ở mức 2,8% trong giai đoạn 5 năm gần đây, so với mức 1% trong giai đoạn 2012-2016.

Trong giai đoạn này, Mỹ vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu với 39% thị phần, sau đó là Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Italy và Anh.

Kết quả này có được là do Hàn Quốc gần đây tăng cường nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu các hệ thống vũ khí nội địa. Các công ty quốc phòng Hàn Quốc đã đạt được những thỏa thuận lớn trong năm nay, như hợp đồng với Ba Lan để cung cấp pháo tự hành K9, xe tăng chiến đấu K2 và máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50.

Ở một diễn biến khác, trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen quốc gia này đang xem xét cho phép xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Kaikkonen, cả Phần Lan và Thụy Điển đều không có lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, Phần Lan đã đóng băng việc cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí mới cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019 sau khi Ankara tiến hành một chiến dịch quân sự trên bộ vào các khu vực của người Kurd ở Bắc Syria.

"Về nguyên tắc, chúng tôi có thể đảm bảo việc cấp một số giấy phép. Các yêu cầu có thể được xử lý tùy theo từng trường hợp cụ thể", ông Kaikkonen nói.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusis Akar cho biết, nước này vẫn lo ngại hoạt động của các nhóm cực đoan người Kurd tại Phần Lan, đồng thời mong muốn Helsinki thực hiện "các bước cụ thể" trước khi Ankara có thể chấp thuận cho Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông Akar nhấn mạnh, Ankara "lo ngại về hoạt động liên tục của các tổ chức khủng bố PKK (Đảng Công nhân người Kurd) và YPG (lực lượng dân quân người Kurd) cùng những người ủng hộ các tổ chức này tại Phần Lan".

Hồi tháng 5/2022, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO do lo ngại về an ninh liên quan đến xung đột tại Ukraine. Đơn của hai nước này cần phải được tất cả 30 quốc gia thành viên NATO chấp thuận, tuy nhiên hiện Thổ Nhĩ Kỳ và NATO vẫn chưa phê chuẩn.

Mới đây nhất, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng bày tỏ hy vọng Phần Lan sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí như một trong những bước để Ankara chấp thuận cho Phần Lan gia nhập NATO.

Quân đội Nga tập trận ở Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ mong Moscow và phương Tây làm được một điều

Quân đội Nga tập trận ở Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ mong Moscow và phương Tây làm được một điều

Ngày 8/12, Nga thông báo quân đội nước này đang tập trận chiến thuật ở Belarus, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga, phương ...

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài cho các cơ quan báo chí

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài cho các cơ quan báo chí

Ngày 9/12, tại Hà Nội, Khóa tập huấn 'Kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí' đã được ...

Tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển và những ý nghĩa sát sườn đối với Việt Nam

Tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển và những ý nghĩa sát sườn đối với Việt Nam

Việc Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển đã góp phần đề xuất và thực hiện các quyết sách lớn ...

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Ngoại giao và các ...

Việt Nam nỗ lực thực thi UNCLOS và thực hiện SDG 14 (Kỳ II)

Việt Nam nỗ lực thực thi UNCLOS và thực hiện SDG 14 (Kỳ II)

Là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của ...

(theo Yonhap, Reuters)