Nhỏ Bình thường Lớn

Một nước châu Âu tìm thấy tia sáng ở Qatar, thế giới cần thêm 7.000 tỷ USD để đảm bảo đủ khí đốt

Ngày 23/10, Tập đoàn năng lượng quốc gia QatarEnergy của Qatar thông báo đã đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho tập đoàn Eni của Italy trong 27 năm.
khí đốt
Qatar đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Italy trong 27 năm. (Nguồn: Reuters)

Đây là thỏa thuận mới nhất trong một loạt thỏa thuận lớn của QatarEnergy với các công ty châu Âu về cung cấp khí đốt.

Theo thỏa thuận trên, Doha sẽ cung cấp 1 triệu tấn khí đốt/năm và việc chuyển giao khí hóa lỏng (LNG) cho khu vực Tuscany của Italy dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2026. Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi đã hoan nghênh thỏa thuận trên khi cho rằng, thỏa thuận sẽ thúc đẩy hợp tác chung trong những năm tới.

Tin liên quan
Gazprom Gazprom 'mở lòng' với một nước châu Âu, tăng cường bán khí đốt cho Trung Quốc

Thỏa thuận giữa QatarEnergy với Eni đạt được sau các thỏa thuận dài hạn giữa Qatar với các công ty châu Âu. Tuần trước, Qatar thông báo đạt thỏa thuận với Tập đoàn Shell của Anh trong vòng 27 năm.

Đầu tháng này, Total của Pháp cũng công bố thỏa thuận có thời hạn như của Shell với Qatar.

Qatar là một trong những nước sản xuất LNG hàng đầu thế giới cùng với Mỹ, Australia và Nga. Thị trường truyền thống của khí đốt Qatar thường là các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, các nước châu Âu đã gấp rút tìm các nguồn cung khí đốt tự nhiên thay thế nguồn cung từ Nga.

* Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin từ Viện Kinh tế năng lượng Nhật Bản (IEEJ) cho hay, ngành công nghiệp toàn cầu sẽ cần 7.000 tỷ USD đầu tư để đảm bảo cung cấp đủ khí đốt và tránh khủng hoảng cho đến năm 2050.

Báo cáo nêu rõ, nguồn ngân sách này sẽ được dùng cho xây các cơ sở LNG mới và mở rộng các nhà máy hiện có đồng thời phát triển các cơ sở trữ khí đốt mới khi các quốc gia chuyển từ than sang những nguồn năng lượng sạch hơn.

IEEJ lưu ý, đây là dự báo được áp dụng với giả định lượng khí thải toàn cầu sẽ giảm 56% vào giữa thế kỷ này. Tuy nhiên, trong kịch bản lượng khí thải tiếp tục duy trì ở mức hiện tại vào năm 2050, thế giới sẽ cần gần 10.000 tỷ USD để tránh tình trạng thiếu khí đốt.

Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế của toàn cầu

Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế của toàn cầu

Theo dự báo trung bình của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg, GDP của Mỹ tăng 4,3% trong quý III/2023. Đây ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu

14h chiều nay (23/10), tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV tiếp tục triển ...

Chủ tịch nước dự BRF: Việt Nam tăng cường liên kết kinh tế, vì phát triển và thịnh vượng chung

Chủ tịch nước dự BRF: Việt Nam tăng cường liên kết kinh tế, vì phát triển và thịnh vượng chung

Chuyến công tác kéo dài bốn ngày (17-20/10) của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Bắc Kinh, Trung Quốc dự Diễn đàn cấp cao ...

Chính sách chống biến đổi khí hậu đang đi lùi

Chính sách chống biến đổi khí hậu đang đi lùi

Hồi tháng Bảy, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo “kỷ nguyên ấm lên trên toàn cầu đã kết thúc, kỷ nguyên ...

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: EU bối rối, Moscow bình chân 'nghênh chiến', báo Ukraine thấy bằng chứng thuyết phục

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: EU bối rối, Moscow bình chân 'nghênh chiến', báo Ukraine thấy bằng chứng thuyết phục

Liên minh châu Âu đã khởi động các cuộc đàm phán kín về gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga, liên quan chiến dịch ...

(theo Reuters, Bloomberg)