Một phần ba số loài trên Trái đất có thể bị tuyệt chủng vào năm 2100. Ảnh minh họa. (Nguồn: Live Science) |
Theo một nghiên cứu mới công bố ngày 5/12 trên tạp chí Khoa học của Mỹ, gần một phần ba các loài trên thế giới sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này nếu con người tiếp tục phát thải khí nhà kính.
Theo đó, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5 độ C so với nhiệt độ trung bình thời tiền công nghiệp, vượt quá mục tiêu của Thỏa thuận Paris, thì sự tuyệt chủng sẽ nhanh chóng tăng tốc - đặc biệt là đối với các loài lưỡng cư, các loài ở các hệ sinh thái núi, đảo, nước ngọt và các loài ở Nam Mỹ, Australia và New Zealand.
Trái đất đã ấm lên khoảng 1 độ C tính từ thời Cách mạng Công nghiệp (những năm 40 của thế kỷ XIX). Biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, làm thay đổi môi trường sống và sự tương tác giữa các loài. Ví dụ, nhiệt độ ấm hơn đã khiến sự di cư của loài bướm vua không phù hợp với sự nở hoa của cây mà chúng thụ phấn. Nhiều loài động vật và thực vật đang chuyển đổi nơi sinh sống của chúng tới các vĩ độ hoặc độ cao cao hơn để có nhiệt độ thuận lợi.
Trong khi một số loài có thể thích nghi hoặc di cư để ứng phó với những điều kiện môi trường thay đổi, một số loài không thể tồn tại, dẫn đến sự suy giảm quần thể và đôi khi là tuyệt chủng. Các đánh giá toàn cầu đã dự đoán nguy cơ tuyệt chủng ngày càng tăng đối với hơn một triệu loài.
Đây là tổng hợp kết quả của hơn 30 năm nghiên cứu về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, bao gồm hơn 450 nghiên cứu cụ thể về hầu hết các loài đã biết.
Nếu phát thải khí nhà kính không được quản lý theo Thỏa thuận Paris, gần 1 trong 50 loài trên toàn thế giới - ước tính khoảng 180.000 loài - sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2100. Khi nhiệt độ của mô hình khí hậu tăng tới mức 2,7 độ C, theo dự đoán về phát thải quốc tế hiện nay, cứ 20 loài trên thế giới thì có 1 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Sự nóng lên toàn cầu khiến số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng tăng mạnh: 14,9% tổng số loài tuyệt chủng nếu hành tinh nóng lên 4,3 độ C; 29,7% theo kịch bản nóng lên 5,4 độ C. Theo các nhà khoa học, đây là ước tính cao nhưng có khả năng xảy ra với lượng khí phát thải như hiện nay.
Tác giả nghiên cứu Mark Urban, nhà sinh vật học tại Đại học Connecticut (Mỹ) nói với Live Science rằng ông hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ có tác động đến các nhà hoạch định chính sách.
“Thông điệp dành cho các nhà hoạch định chính sách là: Không còn lý do gì để không hành động vì môi trường”, ông nhấn mạnh.
| Giới khoa học tìm thấy 'Trái đất của tương lai' cách 4.000 năm ánh sáng Số phận Trái đất sẽ ra sao sau 8 tỷ năm nữa nếu không bị Mặt trời nuốt chửng? Câu trả lời có thể là ... |
| Nhà địa chất Đại học Harvard giải mã sự sống trên Trái đất sau va chạm thiên thạch Bà Nadja Drabon, nhà địa chất học tại Đại học Harvard (Mỹ) công bố phát hiện khoa học về quá trình phát triển sự sống ... |
| Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy Mới đây, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực. |
| Đới hút chìm Cascadia: Hiểm họa thiên nhiên ẩn mình trong lòng Thái Bình Dương Đới hút chìm Cascadia là nguyên nhân gây ra hầu hết các trận động đất ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Ít nhất 19 trận ... |
| Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec Chiếc mặt nạ Xiuhtecuhtli đang được trưng bày tại Bảo tàng Anh ở London, là một trong những cổ vật màu ngọc lam mà nhà ... |