Hà Lan công bố kế hoạch hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn. (Nguồn: Reuters) |
Động thái này diễn ra sau nhiều tháng thảo luận giữa Hà Lan, Mỹ và Nhật Bản.
Washington đã cố gắng thuyết phục các đồng minh áp dụng những quy định hạn chế tương tự mà Mỹ đưa ra hồi tháng 10/2022, nhằm cản trở khả năng sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc và làm chậm lại những bước tiến của “gã khổng lồ châu Á”.
Trong bức thư gửi Quốc hội Hà Lan để thông báo về quyết định trên, Bộ trưởng Thương mại Liesje Schreinemacher cho hay, các quy định hạn chế sẽ được đưa ra trước mùa Hè năm 2023.
Bức thư có đoạn viết: “Chính phủ đi đến kết luận rằng, cần phải mở rộng chính sách kiểm soát xuất khẩu hiện nay đối với các thiết bị sản xuất chất bán dẫn cụ thể vì lý do an ninh quốc tế và quốc gia”.
Theo chính phủ Hà Lan, mục đích của các quy định kiểm soát xuất khẩu công nghệ sản xuất chất bán dẫn là để ngăn chặn hoạt động sử dụng công nghệ này vì mục đích quân sự, đồng thời bảo vệ “vị thế duy nhất và dẫn đầu” của quốc gia châu Âu trong những lĩnh vực như vậy.
Trước đó, hãng Bloomberg đưa tin, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Hà Lan và Nhật Bản về hạn chế xuất khẩu một số máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc trong những cuộc đàm phán kết thúc vào ngày 27/1.
Thỏa thuận sẽ mở rộng một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu một số loại chip mà Mỹ đã thông qua hồi tháng 10/2022 cho các công ty có trụ sở tại hai quốc gia đồng minh này, bao gồm ASML, Nikon Corp và Tokyo Electron Ltd.
* Ngày 9/3, phản ứng về quyết định trên của Hà Lan, Trung Quốc tuyên bố "kiên quyết phản đối", xem đây là kết quả của "sự bắt nạt và bá quyền" của phương Tây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh: "Một quốc gia nào đó đã mở rộng quá mức khái niệm an ninh quốc gia, chính trị hóa và công cụ hóa các vấn đề kinh tế, thương mại và công nghệ trong những năm gần đây.
Điều này được thực hiện nhằm tước quyền phát triển của Trung Quốc và duy trì quyền bá chủ của chính họ".
| Sản xuất công nghiệp Trung Quốc khởi sắc, Mỹ và châu Âu vẫn 'căng mình' đối phó với lạm phát Khu vực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng trưởng ấn tượng trong tháng Hai với tốc độ nhanh nhất trong hơn một ... |
| Mỹ 'làm căng' với 2 công ty công nghệ và 26 thực thể của Trung Quốc Ngày 2/3, chính quyền Mỹ bổ sung 2 đơn vị trực thuộc công ty di truyền học nổi tiếng BGI và công ty điện toán ... |
| Áp lực rời khỏi Trung Quốc: Cuộc 'di cư' lớn của doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu? Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn khơi mào từ cuộc thương chiến thời cựu Tổng thống Donald Trump, đã lan rộng ra ... |
| Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược? Kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 5% trong năm 2023 - tại sao lại đặt mục tiêu thấp nhất trong hàng chục năm ... |
| Ngày 7/3, nói về quan hệ với Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bày tỏ hy vọng Washington sẽ tìm ra con đường đúng ... |