Tổng thống Trump có nhiều chính sách giải tỏa được tâm lý của người Mỹ, khiến cử tri lựa chọn ông trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. (Nguồn: AP) |
Điều chỉ ông Trump làm được
Đối với những người ủng hộ chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên”, những người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế và đồng tình với các quy định siết chặt nhập cư, việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử là điều hiển nhiên, dù rằng quá trình triển khai những thay đổi chính sách mà ông thúc đẩy đã trải qua quá nhiều gập ghềnh không đáng có.
Với những người vẫn còn hoài nghi và những người Mỹ chưa có quyết định cuối cùng, có thể có 3 lý do chính đáng để bỏ phiếu cho ông Trump.
Thứ nhất, với cuộc cải tổ thương mại và chính sách nhập cư, cùng các biện pháp cắt giảm thuế và nới lỏng quy định, có vẻ như nhà lãnh đạo đương nhiệm đã triển khai một loạt chính sách vừa để đảm bảo cải thiện sức cạnh tranh về kinh tế và công nghệ cho Mỹ, vừa xây dựng sự ủng hộ lưỡng đảng cần thiết cho những mục tiêu này.
Trong những năm dưới thời Tổng thống Trump, nhiều chính sách thực tế hơn đã cho thấy tiềm năng thúc đẩy các doanh nghiệp, nhất là những nhà sản xuất nội địa.
Lý do thứ hai vốn thường bị quên lãng khi người ta nói về việc vì sao nên bầu cho ông Trump nằm ở phía đảng Dân chủ và những người bài xích nhà lãnh đạo này.
Từ khi ông Trump tuyên bố ý định tranh cử vào năm 2015, nhiều người Mỹ đã phản đối ông trước tất cả đề xuất nhằm hóa giải các khúc mắc kinh tế và xã hội. Những điều trên thực tế đã giúp ông Trump xây dựng nền tảng và một lực lượng chính trị lớn mạnh.
Khi ông Trump đắc cử, những "kẻ thù" của ông đã nhận được những bài học đúng đắn.
Thứ ba, một thực tế đầy đau đớn từ cái chết của người đàn ông da màu George Floyd dưới sự trấn áp của các sỹ quan cảnh sát Minneapolis, sự kiêu ngạo, cứng rắn và quan trọng hơn là thiếu khoan dung đã trở thành một đặc tính mới của rất nhiều người thuộc lực lượng Dân chủ, tự do và tiến bộ.
Nếu ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử lần này, sẽ không còn lực lượng hay thể chế nào đủ sức chống lại xu hướng này.
Chắc chắn, nếu quay ngược về thời điểm năm 2015, hầu hết những người ủng hộ ông Trump bây giờ sẽ không chọn ông làm lựa chọn đầu tiên cho vị trí tổng thống.
Song rõ ràng rằng không một chính trị gia nào ở thời điểm đó có được nhận thức sâu sắc rằng điều mà nước Mỹ cần là một sự cải tổ chính sách trên rất nhiều khía cạnh, và cũng không ai có quyết tâm dấn thân vào những rắc rối đó hay có khả năng truyền cảm hứng và thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ như ông Trump.
Ở thời điểm hiện tại, và có lẽ là còn quan trọng hơn, ông Trump là nhà lãnh đạo quốc gia duy nhất sẵn sàng và có thể huy động lực lượng đủ để không chỉ chống lại “chủ nghĩa thức tỉnh”, một làn sóng bị kích động với tư tưởng cho rằng sự phân biệt chủng tộc tại Mỹ chưa bao giờ chấm dứt mà chỉ được ngụy trang dưới hình thức cảm thông và khoan dung, mà còn mang lại những thực tế nào đó của một nền chính trị mang tính đại diện và có trách nhiệm cho người Mỹ.
Một "di sản" được nối dài
Trong bối cảnh chính quyền Trump đang bước vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, sẽ có hàng loạt cuộc mổ xẻ về chính sách ngoại giao mà họ đã vạch ra và những điều đáng kể nhất trong số các bước đi này.
Một số người sẽ có lý khi nhắc đến việc Tổng thống Donald Trump đã không khởi động bất cứ cuộc chiến tranh mới nào, đó là một nỗ lực quan trọng. Tình trạng thù địch đã được kiểm soát tương đối. Các thỏa thuận hòa bình khó có thể tưởng tượng nổi trên khắp Trung Đông nhưng ông Trump đã góp phần tạo ra điều đó, mối quan hệ của Israel với các nhà nước Arab đã chứng tỏ những tiến triển chưa từng có này.
Thế nhưng "di sản" đáng kể nhất của ông Trump trong suốt nhiệm kỳ qua là chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Bên cạnh cuộc chiến thương mại, lệnh cấm nhập cư vô nghĩa..., Mỹ còn đang nuôi dưỡng một mối liên minh với Ấn Độ, hướng tới một chiến lược châu Á lớn trong tương lai.
Chiến lược châu Á quan trọng của Mỹ trong tương lai sẽ căn cứ vào hai giả định sau: Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy, và tương xứng với sự trỗi dậy đó sẽ là khát vọng với một vị thế bá chủ khu vực.
Thứ hai, sức mạnh tương đối của Mỹ sẽ tiếp tục suy giảm trong một thế giới có nguy cơ trở nên đa cực, theo đó đòi hỏi một chiến lược trao trả trách nhiệm cho các cường quốc khu vực.
Dù là ai hay đảng nào lên nắm quyền ở Mỹ, các lực lượng trong cơ cấu của Mỹ đều buộc phải thực hiện những động thái này. Bàn cờ cục diện quốc tế đã được bố trí cho một cuộc chơi lâu dài.
Trong tất cả những lời nói của ông Trump về một sự quay trở lại với tình trạng cạnh tranh siêu cường, việc ông ủng hộ một liên minh với Ấn Độ và nhiều quốc gia đồng minh khác, giống như một tuyên bố đầu tiên nhằm chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy, sẽ là "di sản" của ông.
Chiến lược này có thể sẽ được tiếp tục ngay cả khi ứng cử viên Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ.
| Bầu cử Mỹ 2020: Doanh nhân Anh đặt cược kỷ lục chưa từng có cho ông Trump thắng cử TGVN. Một doanh nhân giấu tên ở Anh được cho đã bỏ ra khoản tiền kỷ lục lên tới 5 triệu USD để đặt cược ... |
| Bầu cử Mỹ 2020: Ông trùm sòng bạc 'chống lưng' cho Tổng thống Trump là ai? TGVN. Ông chủ sòng bạc Sheldon Adelson ước tính sẽ ủng hộ 250 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump. Đây ... |
| Bầu cử Mỹ 2020: 'Chiến trường' khốc liệt trước giờ G, Tổng thống Trump tự tin, ứng viên phó tướng 'xung trận' TGVN. Chưa đầy 1 ngày nữa sẽ diễn ra ngày bầu cử Mỹ 2020, tại các bang chiến địa, hai ứng viên Tổng thống Donald ... |