Mùa World Cup kì lạ...

Quang Đào
World Cup 2022 đã chính thức khởi tranh vào ngày 20/11 vừa qua tại Qatar. Sức hút của “bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh” là không thể bàn cãi, thế nhưng kỳ World Cup lần này không thực sự thu hút được sự quan tâm của những người yêu môn thể thao vua bởi những tranh cãi xung quanh khâu tổ chức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mùa World Cup kì lạ...
Dù vấp phải nhiều chỉ trích, nhưng World Cup 2022 vẫn hứa hẹn là bữa tiệc bóng đá hấp dẫn. (Nguồn: FIFA)

Vào ngày diễn ra trận đấu khai mạc vòng chung kết World Cup 2022 giữa đội tuyển Qatar và Ecuador, một cơn bão cát đã quét qua Doha. Sức gió ngày một mạnh lên, bầu trời dày đặc bụi khiến cho quang cảnh xung quanh thủ đô của Qatar thật buồn tẻ, trái ngược hẳn so với không khí vui tươi và tràn đầy nhiệt huyết bên trong sân vận động Al Bayt.

Dường như, đây là dấu hiệu cho thấy, kì World Cup năm nay sẽ gặp không ít những trắc trở. Thật vậy, cho đến ngày khai mạc, những tranh cãi, chỉ trích nhắm vào giải đấu lớn nhất hành tinh vẫn diễn ra không ngớt ở khắp nơi trên thế giới, thậm chí có chiều hướng gia tăng.

Một thập kỷ chỉ trích

Tháng 12/2010, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) công bố, Qatar, một quốc gia nhỏ nhưng giàu có ở Trung Đông, đã chiến thắng trong cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup 2022. Quyết định này đã khiến cả thế giới bất ngờ, bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy quốc gia nhỏ bé với đội bóng chưa bao giờ vượt qua vòng loại World Cup đã đánh bại hàng loạt các cường quốc thể thao trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia để tổ chức giải đấu.

Động thái của FIFA đã nhận vô số sự chỉ trích đến từ phần đông người hâm mộ, kéo theo đó là hàng loạt những cáo buộc rằng FIFA đã “nhận hối lộ” để bỏ phiếu cho Qatar. Chưa dừng lại, tháng 4/2020, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố bản cáo trạng cho thấy các quan chức thuộc Ủy ban điều hành FIFA đã nhận hối lộ để bỏ phiếu cho Qatar đăng cai World Cup 2022.

Bên cạnh đó, Qatar cũng không phải là quốc gia có nền bóng đá phát triển. Do vậy, trong 12 năm qua, quốc gia Trung Đông này đã phải đầu tư gần 220 tỷ USD để xây dựng sân vận động và các cơ sở hạ tầng liên quan như khách sạn, giao thông... phục vụ cho giải đấu diễn ra chưa đầy một tháng. Các quốc gia phương Tây, đặc biệt là châu Âu cũng không ngừng lên án Qatar đã giảm chi phí bằng cách thuê nhân công nhập cư và trả lương rất thấp cho họ.

Năm 2021, tờ Guardian đưa tin rằng khoảng 6.500 lao động đến từ Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, and Sri Lanka thiệt mạng ở Qatar từ năm 2010. Trong khi đó, người phát ngôn của ban tổ chức World Cup 2022 cho biết chỉ có 3 trường hợp người lao động nhập cư tử vong khi đang làm việc và có 37 trường hợp tử vong không liên quan đến công việc.

Một tranh cãi khác về World Cup 2022 liên quan đến chuyên môn hơn, đó là thời gian tổ chức giải đấu. World Cup thường được tổ chức vào mùa Hè, khi các giải đấu quốc nội đã kết thúc và các cầu thủ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau một mùa giải căng thẳng.

Tuy nhiên, do thời tiết vào tháng 7 tại Qatar có thể lên tới 50 độ C, cho nên việc tổ chức World Cup 2022 đã được lùi sang tháng 11, tức là vào giữa mùa bóng đá ở đa số các quốc gia có nền bóng đá phát triển. Điều này đã khiến không ít các cầu thủ rơi vào tình trạng thiếu chuẩn bị, khi đa phần họ chỉ có một tuần để chuẩn bị cho giải đấu lớn nhất hành tinh.

Bên cạnh đó, không ít cầu thủ rơi vào tình trạng quá tải và gặp phải những chấn thương không may mắn, khiến họ mất đi cơ hội thể hiện bản thân trên sàn đấu lớn nhất thế giới. Có thể kể đến những ngôi sao lớn như Karim Benzema, N’Golo Kante, Paul Pogba (Pháp), Marco Reus, Timo Werner (Đức), Reece James, Ben Chilwell (Anh) hay Sadio Mané (Senegal)...

World Cup 2022 đầy tranh cãi và mâu thuẫn, điều đó đúng. World Cup 2022 nhận vô vàn sự chỉ trích, cũng đúng. Thậm chí, "World Cup 2022 là một sai lầm", Sepp Blatter - cựu Chủ tịch FIFA, đã nói vậy. Ông Blatter nói trên truyền thông và còn bóng gió về sự mờ ám, với việc Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đang sống tại Doha, Thủ đô của nước chủ nhà World Cup 2022.

Tận hưởng bữa tiệc bóng đá

Trong một bài phát biểu trước Hội đồng Shura - cơ quan lập pháp của Nhà nước Qatar hồi cuối tháng 10, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã gọi những gì đất nước vùng vịnh hứng chịu là một thập kỷ tấn công không ngừng.

“Kể từ khi chúng tôi giành được vinh dự đăng cai World Cup, Qatar đã phải chịu một chiến dịch chưa từng có, chưa nước chủ nhà nào từng phải đối mặt. Ban đầu chúng tôi xử lý vấn đề một cách thiện chí, thậm chí còn cho rằng một số lời phê bình là tích cực, hữu ích, giúp chúng tôi phát huy những mặt cần phát triển.

Nhưng chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng chiến dịch đang tiếp tục, mở rộng và bao gồm cả việc bịa đặt lẫn tiêu chuẩn kép, cho đến khi nó đạt đến mức độ làm tất cả nghi ngờ đất nước chúng tôi”, tờ Guardian trích lời Quốc vương Al Thani.

Cho dù vướng phải không ít chỉ trích, quốc gia vùng Vịnh này đã giải quyết mọi vấn đề. 12 năm sau khi giành quyền đăng cai giải đấu, đất nước nhỏ bé này đã sẵn sàng chào đón những cầu thủ hàng đầu thế giới cùng hơn một triệu người hâm mộ. Trái bóng World Cup có tên Al Rihla, có nghĩa rằng "chuyến hành trình". Nó sẽ cùng linh vật La'eeb (biểu tượng của sự trẻ trung, sáng tạo) lăn trong một tháng tới. Đó cũng là thông điệp mà nước chủ nhà Qatar muốn gửi gắm.

Dù sao, hãy cứ để bóng đá là bóng đá, hãy gạt đi những lùm xùm xung quanh và chú tâm vào một vấn đề duy nhất, đó là những phút giây thi đấu rực lửa cũng nhưng đội tuyển hàng đầu thế giới, của những cầu thủ mà chúng ta đều yêu mến. Với bất kỳ ai yêu mến trái bóng tròn, giải đấu này luôn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Dù nó diễn ra ở bất kỳ thời điểm hay địa điểm nào, tính chất căng thẳng không bao giờ mất đi.

World Cup 2022 là “sân khấu” của những cầu thủ xuất sắc nhất hành tinh, đồng thời là giải đấu hứa hẹn vô cùng hấp dẫn khi các ngôi sao lão luyện cùng tranh tài với thế hệ trẻ tài năng. Giải đấu trên đất Qatar năm nay có thể sẽ là lần cuối cùng người hâm mộ được chiêm ngưỡng những Messi, Ronaldo, Neymar, Modric… trong màu áo đội tuyển quốc gia.

Dù gì chăng nữa, Qatar cũng đã cố hết sức để có sự chuẩn bị và tổ chức thật chu đáo và hướng tới một kì World Cup dù đặc biệt, nhưng chắc chắn sẽ có những thành công mới cho cả quốc gia nhỏ bé này, cũng như cho các đội bóng, các cầu thủ, người hâm mộ môn thể thao vua.

World Cup 2022: Neymar rời sân trong nước mắt do chấn thương bong gân chân

World Cup 2022: Neymar rời sân trong nước mắt do chấn thương bong gân chân

Tiền đạo Neymar dính chấn thương trong chiến thắng 2-0 của tuyển Brazil trước Serbia ở lượt trận ra quân bảng G World Cup 2022 ...

Bồ Đào Nha-Ghana (3-2): Cristiano Ronaldo lập kỷ lục ghi bàn khó phá vỡ

Bồ Đào Nha-Ghana (3-2): Cristiano Ronaldo lập kỷ lục ghi bàn khó phá vỡ

Với pha lập công trong chiến thắng 3-2 của Bồ Đào Nha trước Ghana, tiền đạo Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ đầu tiên ghi ...

World Cup 2022: Những hành động 'cực chất' của cổ động viên Nhật Bản nhận 'bão' lời khen

World Cup 2022: Những hành động 'cực chất' của cổ động viên Nhật Bản nhận 'bão' lời khen

Tại World Cup 2022, phòng thay đồ của các cầu thủ Nhật Bản được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp cùng với hình ảnh các ...

Sao Việt: Diễm My 9x gợi cảm 'đốt mắt' fan cổ vũ World Cup 2022, Huyền Lizzie đẹp lạ

Sao Việt: Diễm My 9x gợi cảm 'đốt mắt' fan cổ vũ World Cup 2022, Huyền Lizzie đẹp lạ

Diễm My 9x mặc gợi cảm, "đốt mắt" fan khi cổ vũ World Cup 2022, Huyền Lizzie đẹp lạ, Mạnh Trường khoe con thứ 3.

Diện mạo xinh đẹp và nổi bật của dàn người đẹp 'Nóng cùng World Cup 2022'

Diện mạo xinh đẹp và nổi bật của dàn người đẹp 'Nóng cùng World Cup 2022'

VTV chuẩn bị có sự kỹ lưỡng các chương trình bên lề World Cup 2022 nhằm hâm nóng bầu không khí ngày hội bóng đá ...

Bài viết cùng chủ đề

World Cup 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Chương trình đào tạo lái xe ô tô gồm những môn học nào? Nội dung chương trình đào tạo lái xe ô tô như thế nào? – Độc giả Trí ...
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
Tàn tích thị trấn cổ khoảng 300 năm tuổi hiện lên sau đợt hạn hán kéo dài

Tàn tích thị trấn cổ khoảng 300 năm tuổi hiện lên sau đợt hạn hán kéo dài

Tàn tích của một thị trấn cổ khoảng 300 năm tuổi từng bị nhấn chìm đã hiện lên giữa lòng của con đập Pantabangan, tỉnh Nueva Ecija, Philippines.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều ...
Hoa hậu Bảo Ngọc gợi cảm 'đốt mắt' người đối diện

Hoa hậu Bảo Ngọc gợi cảm 'đốt mắt' người đối diện

Nổi bật với chiều cao 1,85m cùng vóc dáng nuột nà, đôi chân dài miên man, Hoa hậu Bảo Ngọc luôn quyến rũ mỗi khi xuất hiện.
Giáo dục sự tử tế cho trẻ thời AI

Giáo dục sự tử tế cho trẻ thời AI

Những năm gần đây, người ta nói nhiều về giáo dục sự tử tế cho trẻ, nhất là khi trí tuệ nhân tạo AI ngày càng phát triển.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động