Trung Quốc vượt qua Ngân hàng Thế giới (WB) trở thành nhà tài trợ lớn nhất thế giới cho các dự án đầu tư công. (Nguồn: Bloomberg) |
Các khoản vay này thể hiện sự xoay trục từ các khoản vay triển khai các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ mà Trung Quốc tích cực thúc đẩy trong gần một thập kỷ qua, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trị giá 828 tỷ USD.
Trung Quốc vượt qua Ngân hàng Thế giới (WB) trở thành nhà tài trợ lớn nhất thế giới cho các dự án đầu tư công.
Các khoản tín dụng nhằm mục đích tạo điều kiện cho các quốc gia duy trì khả năng thanh toán nợ nước ngoài và tiếp tục nhập khẩu hàng hóa, tránh tình trạng mất cân đối cán cân thanh toán, từng dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính trong lịch sử.
Ba nước tiếp nhận các khoản vay cứu trợ nhiều nhất từ Trung Quốc là Pakistan, Sri Lanka và Argentina, cùng nhận được 32,83 tỷ USD kể từ năm 2017 đến nay.
Một số nước khác cũng nhận được các khoản vay cứu trợ từ Trung Quốc gồm Kenya, Venezuela, Ecuador, Angola, Lào, Suriname, Belarus, Ai Cập, Mông Cổ và Ukraine.
Khác với IMF - thường công bố chi tiết hạn mức tín dụng cũng như các chương trình xóa nợ và tái cơ cấu cho các nước vay nợ, các khoản vay của Trung Quốc thường không công khai.
Các thể chế tài chính của Trung Quốc hiếm khi công bố thông tin chi tiết về các khoản tín dụng mà nước này cấp, cũng như không cho vay để tái cơ cấu nợ hoặc cải cách kinh tế ở các nước tiếp nhận.
Đa phần mục tiêu cho vay cứu trợ của Trung Quốc là ngăn chặn các vụ vỡ nợ đối với các khoản vay đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ BRI, thường không kèm theo điều kiện về việc thắt chặt chính sách điều hành kinh tế hay phối hợp với các chủ nợ khác cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Các khoản vay của Trung Quốc còn được cho là theo đuổi mục tiêu địa chính trị-kinh tế, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc khác, cũng như tranh thủ thị trường và các vị trí chiến lược, hơn là “cứu trợ”.
Thậm chí, theo một số chuyên gia, các khoản vay cứu trợ của Trung Quốc có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nần chồng chất, có khả năng dẫn đến khủng hoảng nợ công tại các quốc gia đi vay.
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Sri Lanka hiện nay chính là bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ từ Bắc Kinh đôi khi không đủ.
| Khó khăn ‘bao vây’ kinh tế Trung Quốc Tăng trưởng đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục, thị trường bất động sản sụt giảm và các công ty đang ... |
| Mỹ tăng cường kiềm chế và 'bóp nghẹt' Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ Theo các nguồn thạo tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tháng 10 tới sẽ chính thức mở rộng danh sách hạn chế ... |
| Trung Quốc và nỗi lo lạm phát giá thịt lợn Giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng mạnh trở lại trong tháng 8/2022, mặc dù trước đó chính phủ đã thực hiện các biện ... |
| Khả năng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ: Ít lạc quan và có thể không bao giờ? Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra những nguyên nhân cốt lõi khiến khoảng cách kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc khó thu ... |
| Vượt giông bão, nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc 'thủ thế chờ thời' Khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và gặp nhiều thách thức, các doanh nghiệp nước ngoài vì thế cũng lâm vào tình cảnh ... |