Kết quả nghiên cứu trước đây công bố mực nước biển chỉ có khả năng tăng đến 5,2m.
Báo cáo mới nhất do nhà địa chất Jerry X.Mitrovica, cử nhân vật lý Natalya Gomez thuộc Trường ĐH Toronto (Canada) và Peter Clark, nhà khoa học địa chất thuộc ĐH bang Oregon (Mỹ) cho biết nguyên nhân chính khiến mực nước biển tăng nhanh là lượng nước khổng lồ từ khối băng Nam cực tan sẽ đổ vào các đại dương và nhiệt độ nước biển tăng do hiện tượng ấm dần lên của trái đất, ngoài ra còn có các nhân tố khác.
AP dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên phân tích khi một tảng băng tan, sức hút của nó trên mặt đại dương sẽ bị giảm và luồng nước chuyển động xung quanh nó sẽ tách xa làm mực nước biển có thể giảm ở khu gần Nam cực và tăng cao hơn ở mức bình thường phía bắc bán cầu.
Nhân tố tiếp theo là khối đá nền Nam cực hiện đang chịu sức nặng của khối băng nằm trên nó sẽ bật khỏi sức nặng này và đẩy một lượng nước khổng lồ chảy vào các đại dương. Ngoài ra, sự tan chảy của khối băng ở tây Nam cực sẽ khiến trục quay của trái đất trượt nghiêng, có khả năng đây cũng là nguyên nhân đẩy thêm một lượng nước dồn về phía bắc.
Theo ông Mitrovica, sự ảnh hưởng rất rõ của các nhân tố trên là nếu khi tảng băng tây Nam cực sụp đổ thì mực nước biển xung quanh nhiều vùng duyên hải trên thế giới sẽ tăng thêm 25% so với mức bình thường.Theo AP, TTO