Nhỏ Bình thường Lớn

Mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc năm 2024

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc năm 2024.
Mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc năm 2024
Mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc năm 2024

Bảo hiểm ô tô bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc ô tô là tên gọi khác dùng để chỉ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chủ xe ô tô bắt buộc phải mua loại bảo hiểm này để được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đây là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu khi tham gia giao thông bằng ô tô.

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, khi mua bảo hiểm ô tô bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba và bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách nếu nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do ô tô gây ra.

Lưu ý: Trên thị trường có bán rất nhiều loại bảo hiểm ô tô khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn giữa các loại. Chủ xe chỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô.

Các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa,… đều là bảo hiểm tự nguyện, không thể thay cho bảo hiểm bắt buộc ô tô khi lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình.

Mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc năm 2024

Mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc được quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:

TT

Loại xe

Phí bảo hiểm (đồng)

I

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

1

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi

437.000

2

Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi

794.000

3

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi

1.270.000

4

Loại xe trên 24 chỗ ngồi

1.825.000

5

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

437.000

II

Xe ô tô kinh doanh vận tải

1

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký

756.000

2

6 chỗ ngồi theo đăng ký

929.000

3

7 chỗ ngồi theo đăng ký

1.080.000

4

8 chỗ ngồi theo đăng ký

1.253.000

5

9 chỗ ngồi theo đăng ký

1.404.000

6

10 chỗ ngồi theo đăng ký

1.512.000

7

11 chỗ ngồi theo đăng ký

1.656.000

8

12 chỗ ngồi theo đăng ký

1.822.000

9

13 chỗ ngồi theo đăng ký

2.049.000

10

14 chỗ ngồi theo đăng ký

2.221.000

11

15 chỗ ngồi theo đăng ký

2.394.000

12

16 chỗ ngồi theo đăng ký

3.054.000

13

17 chỗ ngồi theo đăng ký

2.718.000

14

18 chỗ ngồi theo đăng ký

2.869.000

15

19 chỗ ngồi theo đăng ký

3.041.000

16

20 chỗ ngồi theo đăng ký

3.191.000

17

21 chỗ ngồi theo đăng ký

3.364.000

18

22 chỗ ngồi theo đăng ký

3.515.000

19

23 chỗ ngồi theo đăng ký

3.688.000

20

24 chỗ ngồi theo đăng ký

4.632.000

21

25 chỗ ngồi theo đăng ký

4.813.000

22

Trên 25 chỗ ngồi

[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)]

23

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

933.000

III

Xe ô tô chở hàng (xe tải)

1

Dưới 3 tấn

853.000

2

Từ 3 đến 8 tấn

1.660.000

3

Trên 8 đến 15 tấn

2.746.000

4

Trên 15 tấn

3.200.000

IV

Xe tập lái

120% của phí xe cùng chủng loại

V

Xe Taxi

170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi

VI

Xe ô tô chuyên dùng

1

Xe cứu thương

1.119.000

2

Xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế

120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải

3

Xe ô tô chuyên dùng khác không quy định trọng tải thiết kế

1.023.600

VII

Đầu kéo rơ-moóc

4.800.000

VIII

Xe buýt

Tính theo phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi

Phí bảo hiểm cho thời hạn bảo hiểm 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Mức phạt không có bảo hiểm xe ô tô bắt buộc khi tham gia giao thông

Theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người điều khiển xe ô tô mà không có mang theo hoặc không có bảo hiểm ô tô bắt buộc còn hiệu lực thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Những thay đổi lớn về giấy phép lái xe từ năm 2025

Những thay đổi lớn về giấy phép lái xe từ năm 2025

Thay đổi phân hạng giấy phép lái xe từ năm 2025, mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm,… là những thay đổi lớn ...

Từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe A1, A2 cũ muốn đổi sang hạng A mới thì có phải thi lại không?

Từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe A1, A2 cũ muốn đổi sang hạng A mới thì có phải thi lại không?

Từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe A1, A2 cũ đã được cấp hiện nay mà muốn đổi sang giấy phép lái xe hạng A ...

Giấy phép lái xe hạng B1 cấp trước năm 2025 được cấp lại hạng gì khi có nhu cầu đổi từ 1/1/2025?

Giấy phép lái xe hạng B1 cấp trước năm 2025 được cấp lại hạng gì khi có nhu cầu đổi từ 1/1/2025?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về giấy phép lái xe hạng hạng B1 cấp trước năm 2025 được cấp lại giấy ...

Từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe không có hiệu lực trong những trường hợp nào?

Từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe không có hiệu lực trong những trường hợp nào?

Từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe không có hiệu lực trong những trường hợp nào? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe đối với những đối tượng nào từ 1/1/2025?

Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe đối với những đối tượng nào từ 1/1/2025?

Đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng nào từ ngày 1/1/2025? Mời độc giả tham khảo ...