Đà khởi sắc của đồng bitcoin được dự đoán sẽ còn kéo dài. (Nguồn: Shutterstock) |
Đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới này đã chạm mức 52.749 USD, mức cao nhất kể từ tháng 12/2021.
Giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền này cũng tăng trở lại về mức trên 1.000 tỷ USD trong tuần này, theo nền tảng dữ liệu tiền số CoinGecko.
Giá bitcoin đã tăng hơn 20% trong tháng này và tăng hơn gấp ba lần kể từ tháng 1/2023.
Dù chưa thể phục hồi về gần mức cao lịch sử vào tháng 11/2021, gần 69.000 USD, nhưng đồng tiền này đã đảo ngược được phần lớn mức giảm kể từ đợt sập giá vào cuối năm 2022.
Tin liên quan |
Lần đầu tiên kể từ năm 2021, giá Bitcoin quay trở lại mốc 50.000 USD |
Sự phục hồi này chủ yếu là nhờ giới chức Mỹ “bật đèn xanh” cho việc thành lập các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) bitcoin giao ngay và cho phép đầu tư vào đồng tiền số này mà không cần trực tiếp mua nó.
Ông Charlie Morris, chuyên gia của công ty phân tích tiền số ByteTree nhận định, yếu tố thứ hai thúc đẩy sự gia tăng của bitcoin là sự kiện bitcoin halving (giảm một nửa bitcoin).
Quá trình giảm một nửa bitcoin là giảm một nửa phần thưởng mà những người khai thác nhận được khi khai thác đồng tiền này, giúp làm chậm quá trình lạm phát của bitcoin xảy ra sau mỗi 210.000 khối, hay bốn năm một lần.
Lần halving sắp tới của đồng bitcoin dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4.
Sức hấp dẫn của đồng bitcoin còn được củng cố bởi triển vọng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn, nhất là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), vào khoảng nửa cuối năm nay. Lãi suất giảm sẽ làm tăng nhu cầu đối với các loại tài sản rủi ro hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia Walid Koudmani, chuyên gia phân tích của công ty XTB cảnh báo, khi thị trường đang hưng phấn, các nhà đầu tư cần tỉnh táo để nhận thấy khả năng biến động và những bất ổn về mặt quy định đi kèm với lĩnh vực tiền số.
| Kinh tế Ukraine được IMF tung thêm 'phao' cứu trợ, nhưng vẫn khó nói về những làn gió ngược chưa thể đoán trước Ngày 13/2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, tổ chức này đã chính thức ra mắt quỹ tín thác mới mang tên Quỹ ... |
| Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc: Bắc Kinh đã bị tụt lại phía sau, quan hệ với Washington và EU nguội lạnh dần? Các nền kinh tế lớn ngày càng hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước ... |
| Nước nào soán ngôi nền kinh tế thứ 3 thế giới của Nhật Bản, dự báo bất ngờ về Ấn Độ Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/2 cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản giảm hai quý liên ... |
| Kinh tế Anh chính thức suy thoái kỹ thuật Ngày 15/2, Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS) công bố số liệu cho thấy, kinh tế Anh chính thức suy thoái sau khi tăng ... |
| Để không thua cuộc trong cuộc đua khoáng sản quan trọng với Trung Quốc, Mỹ đang làm điều này Ngày 14/2, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết, nước này rất lo ngại về sự kiểm soát của Trung Quốc trong chuỗi ... |