TIN LIÊN QUAN | |
Thêm tướng nghỉ hưu trong Nội các tương lai của Mỹ | |
Donald Trump - Phép thử đối với liên minh Mỹ - Australia |
Trả lời phỏng vấn AFP (Pháp) ngày 7/12, phát ngôn viên của Boeing cho biết trong cuộc trao đổi với Tổng thống đắc cử Trump, Chủ tịch điều hành tập đoàn Boeing, ông Dennis Muilenburg, tái khẳng định cam kết tiết kiệm chi phí sản xuất chuyên cơ mới cho các Tổng thống tương lai của Mỹ. Ông cũng khẳng định sẽ hợp tác với chính quyền mới của ông Trump nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án cũng như đưa ra mức giá hợp lý nhất để tiết kiệm tiền đóng thuế của người dân Mỹ.
Chủ tịch điều hành tập đoàn Boeing Dennis Muilenburg đã có cuộc trao đổi với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về dự án chế tạo chuyên cơ Tổng thống Mỹ - Air Force One. (Nguồn: Bloomberg) |
Trước đó, ngày 6/12, trên tài khoản Twitter của mình, tỷ phú Trump đã hối thúc chính phủ hủy hợp đồng với tập đoàn Boeing liên quan tới phát triển chuyên cơ Air Force One thuộc dòng máy bay Boeing 747. Ông cho rằng chi phí cho dự án khoảng hơn 4 tỷ USD này là quá tốn kém.
Phản ứng trước các tuyên bố này, ngày 7/12 Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis, cho biết Lầu Năm Góc ủng hộ dự án này và khẳng định tầm quan trọng của dự án. Ông cho rằng Air Force One được nâng cấp sẽ có nhiều khả năng ưu việt trong liên lạc, phòng thủ, tránh tên lửa và triển khai các hệ thống tự bảo vệ trong mọi tình huống. Ngày 6/12, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định chính quyền đương nhiệm ủng hộ bản hợp đồng trên, tuy nhiên thành công của dự án này phụ thuộc vào quyết định của chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Trump.
Trong khi đó, tập đoàn Boeing cho biết hiện chỉ mới có hợp đồng trị giá 170 triệu USD nhằm đánh giá các khả năng của chuyên cơ mới, đáp ứng các nhu cầu đặc biệt dành riêng cho tổng thống. Hãng hy vọng sẽ làm việc với Không quân Mỹ về các giai đoạn tiếp theo của chương trình này.
Theo Wall Street Journal (Mỹ), tháng Một vừa qua, tập đoàn Boeing đã ký một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ để sản xuất hai chuyên cơ 747-8 nhằm thay thế hai máy bay Air Force One 747-200 đã được sử dụng gần 30 năm qua và sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2017. Tập đoàn Boeing sẽ tiến hành phát triển loại máy bay này với thiết bị thông tin liên lạc tinh vi và nâng cấp các thiết bị hiện đại khác, trong đó có cả thiết bị chống tên lửa.
Boeing, Airbus cạnh tranh quyết liệt nhằm giành giật thị trường Trung Quốc Hai tập đoàn chế tạo máy bay lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus đang cạnh tranh quyết liệt tại Triển lãm Hàng không ... |
Iran đạt thỏa thuận cấp vốn mua máy bay dân dụng của Mỹ Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ vừa đạt được thỏa thuận với ngân hàng Mỹ và ngân hàng Nhật Bản để cung ... |
Qua mặt Airbus, Boeing thực hiện thương vụ lịch sử với Qatar Airways Hãng hàng không của Qatar vừa thông báo đã ký thỏa thuận mua 100 máy bay chở khách với tổng trị giá lên tới 18,6 ... |