Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ: Chính phủ thoát nguy cơ đóng cửa, nền kinh tế tăng trưởng ngoạn mục

Ngày 22/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu của chính phủ trị giá 1.660 tỷ USD và chuyển tới Hạ viện để thông qua trước khi trình Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn nhằm tránh nguy cơ chính phủ liên bang phải đóng cửa một phần.
Mỹ: Chính phủ thoát nguy cơ đóng cửa, nền kinh tế tăng trưởng ngoạn mục
Kinh tế Mỹ tăng trưởng dương lần đầu tiên trong năm 2022. (Nguồn: Twitter)

Dự luật trên cung cấp các khoản kinh phí giúp quân đội và hàng loạt cơ quan phi quân sự của Mỹ duy trì hoạt động đến ngày 30/9/2023, đồng thời cung cấp các khoản viện trợ trị giá 44,9 tỷ USD cho Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện, Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy ca ngợi sự ủng hộ lưỡng đảng trong việc thông qua dự luật này sau nhiều tháng đàm phán.

Các lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện nỗ lực thúc đẩy thông qua dự luật và trình Tổng thống Joe Biden vào cuối tuần này để đảm bảo các hoạt động của chính phủ không bị gián đoạn.

Nếu dự thảo ngân sách không được thông qua, chính phủ sẽ buộc phải đóng cửa một phần từ ngày 24/12, ngay trước kỳ nghỉ Giáng sinh, và có thể tiếp tục gián đoạn hoạt động sau khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện từ ngày 3/1/2023.

* Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ công bố nền kinh tế tăng trưởng 3,2% trong quý III/2022. Đây là lần đầu tiên trong năm nay nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy sự tăng trưởng dương trở lại sau hai quý đầu tiên tăng trưởng âm khiến giới chức Mỹ lo ngại nguy cơ suy thoái có thể xảy ra.

Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, mức tăng trưởng 3,2% trong quý III/2022 đạt được chủ yếu nhờ chi tiêu dùng và đầu tư tăng hơn hẳn so với dự báo được đưa ra trước đó.

Với mức tăng trưởng của quý III như vậy, giới chức Mỹ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cả năm 2022 sẽ ở mức khoảng 2,9%, cao hơn so với dự báo được đưa ra trước đó hồi tháng Mười là 2,6%.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực chi tiêu dùng, mặc dù chi tiêu cho các loại dịch vụ tăng nhưng có thể thấy mua sắm các hàng hóa giá trị lớn như ô tô, phụ tùng, cũng như chi tiêu cho thực phẩm ăn uống, có giảm do các hộ gia đình phải đối mặt với giá cả tăng vọt.

Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, chi tiêu cá nhân trong quý III/2022 tăng 2,3%, cao hơn so với mức tăng được dự báo trước đó là 1,7%, nhưng không rõ xu hướng này có tiếp tục kéo dài trong thời gian tới hay không. Chi tiêu của chính phủ cũng tăng, chủ yếu do chi lương cho lực lượng công chức, viên chức và chi cho quốc phòng.

Theo giới chuyên gia, kinh tế Mỹ hiện đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục do người dân vẫn mạnh tay chi tiêu tiêu dùng, kể cả phải "tiêu lẹm" vào khoản tiền tiết kiệm của họ, bất chấp những tác động của việc Fed tăng lãi suất đã lan rộng trong nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, chính vì người tiêu dùng tiêu vào tiền tiết kiệm rồi cho nên sắp tới mức tăng trưởng trong năm 2023 của Mỹ sẽ thấp đi. Nhiều khả năng Fed sẽ vẫn tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao để tập trung kiềm chế lạm phát cho nước Mỹ.

Lạm phát tràn lan định hình kinh tế thế giới năm 2022

Lạm phát tràn lan định hình kinh tế thế giới năm 2022

Viễn cảnh ảm đạm bao trùm kinh tế thế giới năm 2022 khi lạm phát tràn lan, Mỹ và các đồng minh châu Âu gia ...

Có gì trong dự luật chi tiêu chính phủ vừa 'vượt ải' Thượng viện Mỹ?

Có gì trong dự luật chi tiêu chính phủ vừa 'vượt ải' Thượng viện Mỹ?

Dự luật chi tiêu chính phủ trị giá 1.660 tỷ USD đã nhận được sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng tại Thượng viện ...

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/12): Nga đẩy mạnh khai thác khí đốt, kiểm soát đầu tư nước ngoài, Mỹ khó thoát suy thoái

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/12): Nga đẩy mạnh khai thác khí đốt, kiểm soát đầu tư nước ngoài, Mỹ khó thoát suy thoái

Cảnh báo khủng hoảng tài chính toàn cầu vì tiền kỹ thuật số, Nga khởi công nhà máy khai thác khí đốt, EU có thể ...

Niềm tin người tiêu dùng tăng cao, chuyên gia vẫn bi quan về 'sức khỏe' kinh tế Mỹ

Niềm tin người tiêu dùng tăng cao, chuyên gia vẫn bi quan về 'sức khỏe' kinh tế Mỹ

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng lên mức cao nhất của 8 tháng trong tháng 12/2022 trong bối cảnh lạm phát giảm ...

Kinh tế Trung Quốc năm 2023: 'Bước đệm nhẹ' từ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là động lực chính

Kinh tế Trung Quốc năm 2023: 'Bước đệm nhẹ' từ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là động lực chính

Nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 gần như chắc chắn sẽ không giống năm 2019 - trang CNBC nhận định.

(theo Reuters)