Mỹ đang triển khai mở rộng sản xuất chip bán dẫn nội địa. (Nguồn: Reuters) |
Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ sẽ hỗ trợ lên tới 4,7 tỷ USD cho Samsung Electronics (Hàn Quốc) và 1,6 tỷ USD cho Texas Instruments (Mỹ), ngoài ra phê duyệt khoản tài trợ trị giá 407 triệu USD cho kế hoạch xây dựng cơ sở đóng gói và thử nghiệm tiên tiến trị giá 2 tỷ USD của Amkor Technology tại bang Arizona. Đây có thể là cơ sở đóng gói và thử nghiệm tiên tiến lớn nhất tại Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, khoản tài trợ dành cho Samsung đã giảm khoảng 1,7 tỷ USD so với mức sơ bộ 6,4 tỷ USD công bố hồi tháng 4. Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ lưu ý sự thay đổi này là phù hợp với điều kiện thị trường và quy mô đầu tư mà công ty đang thực hiện.
Tháng 4 vừa qua, các quan chức chính phủ Mỹ cho biết Samsung dự kiến đầu tư khoảng 45 tỷ USD để xây dựng 2 nhà máy sản xuất chip, gồm một trung tâm nghiên cứu và một cơ sở đóng gói chip vào năm 2030 tại nước này. Tuy nhiên, kế hoạch đã rút xuống còn 37 tỷ USD và dự kiến hoàn thành vào cuối thập kỷ này.
Theo một người phát ngôn của Samsung, dự định đầu tư trung và dài hạn của hãng đã được điều chỉnh một phần nhằm tối ưu hoá hiệu quả đầu tư tổng thể. Tuy nhiên, người phát ngôn này từ chối tiết lộ chi tiết về thỏa thuận với Bộ Thương mại Mỹ.
Đối với Texas Instruments, công ty cam kết đầu tư hơn 18 tỷ USD từ nay đến năm 2029 để xây dựng 2 nhà máy mới tại bang Texas và 1 nhà máy tại bang Utah, có thể tạo ra hơn 2.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Công ty sẽ nhận được số tiền tài trợ là 900 triệu USD cho các hoạt động tại Texas và 700 triệu USD cho Utah.
Trong khi đó, cơ sở mới của Amkor tại Arizona, khi đi vào hoạt động đầy đủ, sẽ đóng gói và kiểm soát chất lượng hàng triệu chip dành cho xe tự hành, mạng 5G/6G và trung tâm dữ liệu. Apple sẽ là khách hàng đầu tiên và lớn nhất của Amkor, với các lô chip được sản xuất tại nhà máy của TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) ở gần đó.
Tháng 8/2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua chương trình trợ cấp trị giá 39 tỷ USD dành cho ngành sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện liên quan, kèm theo 75 tỷ USD dưới hình thức vay ưu đãi của chính phủ.
Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã hoàn tất khoản tài trợ trị giá 7,8 tỷ USD dành cho Intel, thấp hơn so mức 8,5 tỷ USD được công bố hồi tháng 3, sau khi nhà sản xuất chip có trụ sở tại California nhận thêm khoản tài trợ riêng trị giá 3 tỷ USD từ Lầu Năm góc.
Bộ Thương mại Mỹ cũng vừa cấp khoản hỗ trợ trị giá 458 triệu USD dành cho nhà máy SK Hynix tại bang Indiana. Như vậy, bộ này đã phân bổ tổng cộng 33 tỷ USD trong số hơn 36 tỷ USD được đề xuất cho các chương trình khuyến khích đầu tư hồi đầu năm nay.
| Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí 225 triệu USD cho Ukraine Một số nguồn tin ngày 5/6 tiết lộ Nhà Trắng sẽ công bố gói viện trợ vũ khí mới trị giá 225 triệu USD dành ... |
| WHO kêu gọi các nhà sản xuất vaccine đậu mùa khỉ mở rộng quy mô Người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Margaret Harris nhấn mạnh: "Chúng ta thực sự cần các nhà sản xuất mở ... |
| Australia chi nửa tỷ USD 'rước' cơ sở sản xuất tên lửa diệt hạm 'về nhà' Australia sẽ hợp tác với Tập đoàn quốc phòng Kongsberg để thành lập cơ sở sản xuất tên lửa tại khu vực sân bay Newcastle ... |
| Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu ... |
| Trung Quốc kêu gọi các công ty trong nước tránh xa chip của Nvidia Bắc Kinh thúc giục các công ty của nước này mua chip trí tuệ nhân tạo do trong nước sản xuất thay vì sản phẩm ... |