Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm người tị nạn từ những nước có "nguy cơ cao"

Ngày 29/1, Mỹ thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm người tị nạn từ 11 quốc gia có "nguy cơ cao", song khẳng định những người đang định vào Mỹ sẽ phải trải qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng hơn so với trước đây. 
TIN LIÊN QUAN
my do bo lenh cam nguoi ti nan tu nhung nuoc co nguy co cao Mỹ: Phe Dân chủ vẫn bất đồng với dự luật chi tiêu của chính phủ
my do bo lenh cam nguoi ti nan tu nhung nuoc co nguy co cao ​Mỹ công bố dự luật mới siết chặt nhập cư

Những người nộp đơn đến từ 11 quốc gia này sẽ đối mặt với các đánh giá khắt khe hơn dựa trên các nguy cơ để được chấp thuận vào Mỹ.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen nhấn mạnh, điều quan trọng là phải xác định được "ai đang vào nước Mỹ". Các biện pháp an ninh bổ sung này sẽ gây khó khăn cho những đối tượng xấu định lợi dụng chương trình người tị nạn, đồng thời đảm bảo rằng Washington sẽ có cách tiếp cận dựa trên việc đánh giá các nguy cơ để bảo vệ nước Mỹ.

my do bo lenh cam nguoi ti nan tu nhung nuoc co nguy co cao
Những người biểu tình chống lại chính sách nhập cư của Chính phủ Mỹ tại Hartford, Connecticut. (Nguồn: AFP)

Một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên nhấn mạnh chính sách tăng cường đánh giá an ninh đối với 11 quốc gia này không nhằm vào người Hồi giáo.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giữ lập trường cứng rắn đối với người nhập cư và người tị nạn từ tất cả các quốc gia. Tháng 10/2017, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh, trong đó cho phép tiếp tục tiếp nhận người tị nạn, ngoại trừ công dân đến từ 11 nước có "nguy cơ cao" - chủ yếu là các nước có đa số người Hồi giáo sinh sống, đồng thời cho phép giới chức Mỹ tiến hành các biện pháp kiểm tra an ninh nghiêm ngặt hơn đối với người nhập cư.

Ngoài ra, sắc lệnh mới sẽ tiếp tục giảm hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn trong nhiệm kỳ hiện tại của Tổng thống Trump. Trước đó, cựu Tổng thống Barack Obama đã đặt hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn trong tài khóa 2017 (kết thúc ngày 30/9) ở mức 110.000 người. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền điều hành nước Mỹ vào tháng 1/2017, ông Trump tuyên bố giảm hạn ngạch xuống còn 53.000 người. Đối với tài khóa 2018, đến nay Tổng thống Trump đã cắt giảm xuống mức tối đa 45.000 người.

Giới chức Mỹ từ chối tiết lộ danh sách 11 quốc gia tiếp tục bị cấm nhập cảnh, song cho biết danh sách này tương tự với danh sách hồi năm 2015 - bao gồm Ai Cập, Iran, Iraq, Libya, Mali, Triều Tiên, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Syria và Yemen. Các nước này, ngoại trừ Triều Tiên, đều có đông người Hồi giáo sinh sống và chiếm gần 50% tổng số người xin tị nạn vào Mỹ.

my do bo lenh cam nguoi ti nan tu nhung nuoc co nguy co cao Pháp chuẩn bị siết chặt nhập cư, tị nạn

Chính phủ Pháp sắp trình một dự thảo luật siết chặt việc nhập cư và đẩy nhanh việc trục xuất người tị nạn bất hợp ...

my do bo lenh cam nguoi ti nan tu nhung nuoc co nguy co cao Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách nhập cư DACA

Bất chấp những lời kêu gọi của các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, ngày 5/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ...

my do bo lenh cam nguoi ti nan tu nhung nuoc co nguy co cao Ông Trump ra sắc lệnh thay đổi chính sách thị thực cho lao động nước ngoài

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh chỉ đạo các cơ quan liên bang giới thiệu các thay đổi về việc cấp thị ...

(theo Washington Post, Straits Times)

Tin cũ hơn

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng
Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu? Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?