TIN LIÊN QUAN | |
Philippines giới thiệu sách trực tuyến về Biển Đông | |
Các nước cần cùng nhau bảo vệ và thực hiện mục tiêu chung tại Biển Đông |
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh truyền thông Mỹ loan tin về việc Tổng thống Donald Trump thay đổi chính sách, theo đó sẽ làm ngơ trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc trong khu vực này để đổi lấy sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim. (Nguồn: Inquirer) |
Ông Kim nêu rõ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của Mỹ mà còn là vấn đề ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế. Phát biểu với các phóng viên bên lề lễ một lễ kỷ niệm, ông Kim cho hay: “Tôi chưa đọc các tin tức đó nhưng điều tôi có thể nói là lập trường cơ bản của chúng tôi không thay đổi. Tự do hàng hải và hàng không, đây là những quyền rất cơ bản không chỉ về chiến lược mà còn trong việc bảo vệ dòng chảy thương mại quốc tế”.
Trước đó, tờ New York Times đưa tin Lầu Năm Góc đã từ chối yêu cầu của Hải quân Mỹ đi vào trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trong các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Tờ báo này cũng cho hay không có hoạt động tự do đi lại nào được Hải quân Mỹ tiến hành kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1/2017.
Nghiên cứu Biển Đông: Tâm huyết của các nhà nghiên cứu, sinh viên, nhà báo Chiều 10/3, tại Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) tổ chức Lễ trao giải thưởng của Quỹ năm 2016. |
Lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông : Vi phạm luật quốc tế và tạo căng thẳng Lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông vừa được Trung Quốc công bố đã đặt ra câu hỏi về thiện chí thực sự của ... |