Các tay súng đặc nhiệm Mỹ ở Philippines (ảnh: Getty) |
Vào năm 2002, sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 tại New York, chính phủ Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống lại các nhóm liên kết với al-Qaeda trên đảo Mindanao của Philippines và các đảo lân cận. Nhóm khủng bố nổi bật nhất ở đó, Abu Sayyaf Group, đã từng chịu trách nhiệm đối với những hành vi bạo lực quy mô lớn nhưng đã thu nhỏ lại chỉ còn vài trăm tín đồ. Sự can thiệp của quân đội Mỹ và việc mất nguồn tài trợ của các phần tử nổi dậy, khi hoạt động tài trợ khủng bố đã bị chặn lại trên quy mô toàn thế giới, đã dẫn đến sự sụp đổ của của nhóm này. Các quan chức của chính phủ Mỹ nói rằng hoạt động quân đội kết hợp với các lực lượng vũ trang Philippines, đã "thành công trong việc làm giảm đáng kể khả năng của các nhóm khủng bố trong nước và xuyên quốc gia."
Casey Staheli, Phát ngôn viên Mỹ của hoạt động đặc biệt Joint Task Force-Philippines (JSOTF-P), cho biết các nhóm đã giảm mức độ từ tổ chức khủng bố sang băng nhóm tội phạm.
"Đã đến lúc đánh giá lại vị trí của chúng tôi ở đây và làm thế nào chúng tôi có thể tiếp tục sự ủng hộ đối với lực lượng an ninh Philipines một cách tốt nhất. Vì vậy, với ý nghĩ đó, các nhà hoạch định quân sự của cả hai nước Mỹ và Philippines đang tìm cách để sự hiện diện của chúng tôi tại đây như sự hiện diện của JSOTF-P"
Vẫn còn có khả năng đe dọa khủng bố ở Philippines. Mặc dù một nhóm nổi dậy, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, đã đồng ý một thỏa thuận hòa bình với chính phủ trong một cuộc xung đột kéo dài 40 năm và đã giết chết hơn 120.000 người nhưng các nhóm Hồi giáo khác đã phản đối thỏa thuận. Ngoài ra còn có mối đe dọa khủng bố lan rộng từ các nhóm trong vùng lân cận Malaysia và Indonesia.
Phạm Hằng (theo IPU)