Nhỏ Bình thường Lớn

Ông Biden sẽ tiến hành 'đại phẫu' nền kinh tế Mỹ như thế nào?

So với kế hoạch 1.900 tỷ USD vừa được thông qua thì kế hoạch hơn 2.000 tỷ USD mà ông Biden đang vận động đóng vai trò nền móng cho tương lai.
Ông Joe Biden. (Nguồn: AP)
Ông Joe Biden đang tham vọng chấn hưng nền kinh tế Mỹ với kế hoạch hơn 2.000 tỷ USD. (Nguồn: AP)

Báo chí Pháp chú ý nhiều đến kế hoạch chấn hưng kinh tế đầy tham vọng mà Tổng thống Mỹ Joe Biden mới công bố nhằm đưa Mỹ trỗi dậy như trong giai đoạn phát triển thần kỳ cách đây một thế kỷ. Kế hoạch trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD này nhằm củng cố sức mạnh nội tại, từ đó làm "bàn đạp" để Mỹ khẳng định tiếng nói trên trường quốc tế.

Các tờ nhật báo của Pháp phân tích những đường nét chính của kế hoạch này.

Phẫu thuật “xương sống” của nước Mỹ

Ông Biden đã thông báo kế hoạch này tại Pittsburgh, bang Pennsylvania. Đây là thành phố mang tính biểu tượng, nơi ứng cử viên Biden khởi động cuộc vận động tranh cử tổng thống hồi năm 2019 với chủ trương “trả lại cho nước Mỹ xương sống của mình”.

So với kế hoạch 1.900 tỷ USD vừa được thông qua thì kế hoạch hơn 2.000 tỷ USD mà ông Biden đang vận động đóng vai trò nền móng cho tương lai.

Tin liên quan
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch chi tiêu 2.000 tỷ USD nhằm Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch chi tiêu 2.000 tỷ USD nhằm 'đại tu' nền kinh tế

Trong đó, 1/3 của kế hoạch (721 tỷ USD) dự trù chi cho các cơ sở hạ tầng giao thông như đầu tư cho xe hơi chạy điện và cải thiện mạng lưới điện. 40% chi cho các cộng đồng yếu thế gồm người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em, đặc biệt là trẻ thuộc các nhóm thiểu số.

Giải thích về động lực vận động kế hoạch này, nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh rằng, ngay từ đầu, tân Tổng thống Biden đã gắn nhiệm kỳ của mình với cựu Tổng thống Franklin Roosevelt, người được biết đến với kế hoạch “New Deal” giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, giúp Mỹ khẳng định vị thế siêu cường.

Giờ đây, đối mặt với thách thức ghê gớm hiện hữu, 4 cuộc khủng hoảng cùng lúc (y tế, chính trị, kinh tế và khí hậu), chính quyền liên bang không có cách nào khác là phải trở lại đóng vai trò “trung tâm” như một thế kỷ trước.

Theo Les Echos, Tổng thống Biden nhấn mạnh trước hết đến cơ sở hạ tầng giao thông cũng như công nghệ tin học nhằm lấp các khoảng trống tụt hậu của nước Mỹ sau nhiều thập niên đầu tư rất ít cho lĩnh vực này, đặc biệt trong những năm 1980 của thời Tổng thống Ronald Reagan.

Ông Biden nhấn mạnh, nếu không nỗ lực phản công, nước Mỹ sẽ bị Trung Quốc vượt mặt chính trên sân nhà.

Để có tiền chi cho kế hoạch này, Tổng thống Mỹ dự tính tăng thuế doanh nghiệp. Chính phủ sẽ tiếp tục chính sách liên minh công-tư trong kế hoạch chấn hưng nói trên.

Trước đó, chính sách liên minh đã đem lại thành công trong việc hoàn thiện phát triển vaccine chống Covid-19 và nhanh chóng triển khai sử dụng vaccine.

Ngoài ra, tờ La Croix coi dự án chấn hưng kinh tế nói trên là “cuộc đấu lớn đầu tiên” trong nhiệm kỳ của ông Biden đối với những đại gia trốn thuế.

Tổng thống Biden muốn chấm dứt tình trạng 91 doanh nghiệp Mỹ nằm trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới tiếp tục trốn thuế.

Mỹ đang thay đổi cách nhìn về nhà nước liên bang

Với tiêu đề “Mỹ: Joe Biden đặt cược vào vai trò của một nhà nước liên bang mạnh”, tờ Le Monde nhấn mạnh, Tổng thống Biden quyết định đoạn tuyệt với 4 thập niên “cách mạng bảo thủ” ở thế thượng phong.

“Cách mạng bảo thủ” do Tổng thống Ronald Reagan khởi xướng năm 1981, hạ thấp vai trò của nhà nước liên bang. Năm 1996, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng tuyên bố: “Vai trò của một nhà nước mạnh đã thuộc về quá khứ”.

Giờ đây, chủ trương một nhà nước liên bang mạnh đang trở lại. Trong phát biểu ngày 12/3, Tổng thống Joe Biden khẳng định, “chính quyền liên bang không phải là một thế lực nước ngoài, nằm ở một thủ đô xa xôi, nhà nước liên bang thuộc về tất cả chúng ta”.

Thế nhưng, việc quay lại chủ trương này không dễ dàng.

Gói kích thích kinh tế Mỹ: ‘Canh bạc’ 1.900 tỷ USD

Gói kích thích kinh tế Mỹ: ‘Canh bạc’ 1.900 tỷ USD

TGVN. Tổng thống Joe Biden và đội ngũ của ông không thể nắm chắc phần thắng trong “Kế hoạch giải cứu nước Mỹ” trị giá ...

Để thành công trong dự án này, Tổng thống Biden phải giành được sự hậu thuẫn của một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa (bởi dự luật đòi hỏi đa số 60/100 phiếu, trong lúc đảng Dân chủ chỉ có 50 phiếu, cộng với phiếu bầu của Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện).

Trong khi đó, phe Cộng hòa chống tăng thuế. Ông Bill Galston, chuyên gia về các vấn đề đối nội của nước Mỹ tại Viện Brookings, khẳng định đây là một kế hoạch rất mạo hiểm.

Thế nhưng chủ trương của Tổng thống Biden cũng có thể có được nhiều lợi thế. Nhu cầu cải cách cơ sở hạ tầng của nước Mỹ là một trong các chủ đề hiếm hoi mà hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đồng thuận.

Bên cạnh đó, chủ trương đưa Nhà nước Liên bang trở lại trung tâm của cuộc chơi là điều mà ngày càng đông đảo cử tri ủng hộ.

Kết quả một thăm dò dư luận của Pew Research Center năm 2020 cho thấy 59% số người Mỹ được hỏi muốn Nhà nước Liên bang làm nhiều hơn, trong khi tỷ lệ này chỉ là 39% vào năm 2015 (chênh lệch đến 20%).

TIN LIÊN QUAN
Kinh tế toàn cầu hậu Covid-19: Mỹ, Trung Quốc là động lực chính, 'vết sẹo' vẫn hằn lên phần còn lại của thế giới
Vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ đang lung lay, Trung Quốc sẽ soán ngôi?
Mỹ: Lòng tin tiêu dùng lên cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát
Gói giải cứu 1.900 tỷ USD - 'Hiệu ứng số nhân' với kinh tế Mỹ và 'số cộng' với hàng Việt
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định triển vọng kinh tế trong nước khả quan

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên