Tình hình Myanmar tiếp tục tồi tệ khi số người biểu tình tử vong ngày càng gia tăng kể từ sau vụ chính biến hôm 1/2, trong đó bao gồm cả trẻ em. (Nguồn: AFP) |
Phát biểu với phóng viên, Ngoại trưởng Blinken cho biết, bạo lực "đáng bị chỉ trích" và có xu hướng "ngày một đáng lo ngại". Theo ông Blinken, các nước khác cũng như các công ty trên toàn thế giới cần xem xét rút "đáng kể các khoản đầu tư vào những doanh nghiệp tài trợ cho quân đội Myanmar".
"Họ cần xem xét các khoản đầu tư đó và cân nhắc như một biện pháp để ngăn các khoản tài trợ cần thiết để quân đội duy trì việc chống lại nguyện vọng của người dân", người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cho hay.
Hồi tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ áp đặt trừng phạt đối với 2 tập đoàn do quân đội Myanmar sở hữu, qua đó cấm các công ty và cá nhân Mỹ giao thương với những tập đoàn này. Mỹ cũng đã đình chỉ Thỏa thuận khung Đầu tư và Thương mại 2013 với Myanmar.
Tuy nhiên, theo các nhóm hoạt động, một số công ty, bao gồm những công ty ở Nhật Bản và Hàn Quốc - đồng minh của Mỹ trong khu vực, vẫn có quan hệ kinh doanh với các công ty do quân đội Myanmar sở hữu.
Các nhà hoạt động cũng kêu gọi những công ty năng lượng quốc tế như công ty Chevron đặt tại Mỹ khấu trừ doanh thu từ các dự án khí đốt tự nhiên của họ ở Myanmar từ chính quyền quân sự.
Một trong các nhóm sắc tộc thiểu số nổi dậy chính tại Myanmar ngày 30/3 đã cảnh báo nguy cơ ngày một gia tăng về một cuộc xung đột lớn, đồng thời kêu gọi hành động của quốc tế can thiệp chống lại sự đàn áp của quân đội.
TIN LIÊN QUAN | |
Tin thế giới 30/3: Nga ấm ức về sự xúc phạm chưa từng có; Đại sứ Mỹ sắp sang Đài Loan; Trung Quốc 'duyệt' thay đổi liên quan Hong Kong; Bố già sa lưới |