TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán Mỹ - Trung: Thỏa thuận thương mại khó có thể ‘chạm đích’ | |
Nhật - Mỹ khởi động vòng đàm phán đầu tiên về thỏa thuận thương mại song phương |
Mỹ thúc đẩy thỏa thuận thương mại với Nhật Bản trong bối cảnh CPTPP đã đi vào triển khai. (Nguồn: Getty Images) |
Một quan chức trong ngành ô tô cho biết, theo thỏa thuận này, Nhật Bản sẽ mở thị trường cho hàng nông sản của Mỹ, đổi lại, Washington sẽ cắt giảm thuế quan đối với một số linh kiện ô tô của Tokyo. Thỏa thuận sẽ đem lại thắng lợi cho ngành ô tô của Thủ tướng Abe, đồng thời, giúp Tổng thống Trump có được sự ủng hộ từ nông dân Mỹ, lực lượng bỏ phiếu quan trọng cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới vào năm 2020.
Mặc dù Thủ tướng Abe là một trong các đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Trump trong các vấn đề quốc tế, song vừa qua, Tổng thống Trump đã đe doạ áp thuế nặng đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản và EU nhằm cân bằng thâm hụt thương mại. Tổng thống Trump gần đây liên tục tỏ ra không hài lòng về tình trạng thặng dư thương mại với Nhật Bản. Theo thống kê của Mỹ, năm 2018, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ là 67,6 tỷ USD, trong đó, 2/3 giá trị là từ xuất khẩu ô tô.
Tổng thống Trump vừa qua đe dọa sẽ áp 25% thuế đối với xe ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản vì lý do an ninh, nhưng đã trì hoãn lại việc áp thuế để đàm phán thỏa thuận thương mại với Nhật Bản. Tháng 9 năm ngoái, 2 nhà Lãnh đạo đã nhất trí trao đổi một thỏa thuận có thể bảo vệ ngành ô tô của Nhật Bản không bị áp thuế. Thỏa thuận này sẽ không cần Quốc hội thông qua, do Tổng thống Mỹ có thể xóa bỏ hoặc giảm thuế đối với những sản phẩm đang bị áp thuế dưới 5%, trong khi mức thuế hiện nay đối với hầu hết các linh kiện của Nhật Bản vào khoảng 3-6%.
Khi được hỏi về tính khả thi của thỏa thuận, một quan chức Chính phủ Nhật Bản từ chối bình luận, tuy nhiên cho biết, thỏa thuận sẽ không đạt được tiến triển đáng kể cho đến sau cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản vào ngày 21/7. Một số quan chức khác của Nhật Bản cũng cho rằng, một thỏa thuận thương mại thu gọn trong thời điểm hiện nay là hợp lý, bên cạnh đó, nguồn tin khác cho rằng, đàm phán thương mại Mỹ - Nhật Bản sẽ trao đổi tất cả các vấn đề, không chỉ là ô tô và nông sản.
Đến nay, Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại Mỹ chưa có bình luận gì về tính khả thi của thỏa thuận thương mại này.
Một nguồn tin cũng cho rằng, các nội dung đàm phán vẫn khá “lỏng” và mọi thứ vẫn có thể bị thay đổi.
Vòng đàm phán đầu tiên thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật Bản đã diễn ra từ 15 – 16/4/2019, cơ bản xác định chương trình và phương hướng đàm phán, tập trung một số ít các vấn đề gồm nông nghiệp, hàng hóa và thương mại điện tử. Vòng đàm phán tiếp theo, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng này từ ngày 24 - 26/7 tại Washington, chủ yếu về các vấn đề sản phẩm nông nghiệp và ô tô.
Các cuộc đàm phán cấp kỹ thuật sẽ bắt đầu tại Washington sớm nhất vào ngày 24/7, với sự tham gia của các quan chức cấp cao và cấp kỹ thuật từ các bộ nông nghiệp, thương mại, tài chính và ngoại giao Nhật Bản. Phía Mỹ, sẽ bao gồm các quan chức cấp cao của cơ quan đại diện thương mại và Bộ Nông nghiệp.
Một nguồn tin khác cho biết, chính quyền Tổng thống Trump đang tìm cách mở rộng thị trường cho thịt bò và thịt lợn của Mỹ. Việc tiếp cận thị trường Nhật Bản sẽ giúp các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước thành viên Hiệp định Đối tác và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trong khi đó, hành động đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi bước chân vào Nhà Trắng là rút Mỹ ra khỏi Hiệp định TPP, tiền thân của Hiệp định CPTPP.
CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. CPTPP giúp cắt giảm các khoản thuế dành cho các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, nới lỏng các quy định về đầu tư và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
| Nhật Bản - Canada: CPTPP có thể là hình mẫu cho các thỏa thuận trong tương lai Ngày 28/4, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Canada đã ca ngợi những lợi ích của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến ... |
| Đừng để ngồi trên “đống vàng” mà không biết hưởng Nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức mà không hành động, thì hiệu quả của việc gia nhập các Hiệp định thương mại ... |
| Việt Nam sửa đổi luật để phù hợp với Hiệp định CPTPP Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1 ... |