TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu khí tài quân sự | |
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện thương vụ khí tài quân sự 2,5 tỷ USD |
Thông cáo của DSCA nêu rõ Bộ Ngoại giao Mỹ đã quyết định phê chuẩn thương vụ cung cấp cho Đức 3 máy bay C-130J-30 và 3 máy bay KC-130J với tổng trị giá khoảng 1,4 tỷ USD.
Thương vụ này sẽ giúp tăng cường năng lực không vận, tiếp liệu trên không, tiếp tế đường không của Không quân Đức, qua đó tăng cường đáng kể khả năng tác chiến phối hợp giữa Không quân Mỹ và Không quân Đức cũng như các đồng minh khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các máy bay C-130J sẽ tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay tiêm kích, máy bay vận tải hạng nhẹ và trực thăng của Đức và Pháp. Ngoài ra, Đức cũng sẽ sử dụng các máy bay này để hỗ trợ triển khai binh sĩ, đảm bảo an ninh khu vực và tác chiến phối hợp với Pháp và Mỹ.
Một chiếc máy bay vận tải của Không quân Mỹ C-130J Super Hercules. (Nguồn: The Defense Post) |
Thương vụ là một phần trong kế hoạch mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xúc tiến nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí, khí tài quân sự. Các quan chức Mỹ cấp cao giấu tên nói rằng với sáng kiến trên, Mỹ sẽ xuất khẩu mọi loại vũ khí, từ máy bay tiêm kích và máy bay không người lái tới tàu chiến và pháo.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố năm ngoái, buôn bán vũ khí trên toàn thế giới trong 5 năm qua đã tăng ở mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Các nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong thời gian từ năm 2012 đến 2016 là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức, chiếm 74% lượng vũ khí xuất khẩu, trong đó hai nước Mỹ và Nga chiếm tới 56%.
Từ năm 2004, lượng vũ khí bán ra trên thế giới gia tăng liên tục và giai đoạn 2012-2016 tăng 8,4% so với giai đoạn 2007-2011 với các chỉ số cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Giai đoạn 2012-2016, Mỹ vẫn đứng đầu các nước xuất khẩu vũ khí với lượng vũ khí xuất khẩu tăng 21% so với giai đoạn 2007-2011, trong đó một nửa là xuất sang Trung Đông.
Mỹ xuất khẩu vũ khí sang ít nhất 100 quốc gia, chủ yếu là máy bay chiến đấu mang tên lửa hành trình và các vũ khí có độ chính xác cao cũng như các hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện đại thế hệ mới nhất.
Xuất khẩu vũ khí có thể đe dọa quyền tự chủ của Pháp Việc xuất khẩu nhiều vũ khí ra nước ngoài tuy mang lại một khoản lợi nhuận lớn, song có thể khiến Pháp mất lợi thế ... |
Ông Duterte yêu cầu Mỹ không giữ vũ khí tại Philippines Ngày 29/1, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã yêu cầu Mỹ không cất giữ vũ khí trong các doanh trại tại nước này. |
Mỹ đang triển khai lực lượng và khí tài quân sự tối tân tại châu Á - Thái Bình Dương Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs mới đây. |