TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ không muốn Triều Tiên "câu giờ" | |
Mỹ nêu điều kiện đàm phán với Triều Tiên |
Mang thông điệp “hòa hợp, dung hòa, nhiệt huyết và hòa bình”, Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018 tại tỉnh Gangwon, Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ là cầu nối hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ - Triều Tiên về chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Lễ bế mạc đã bị phủ bóng bởi những lệnh trừng phạt “mạnh mẽ nhất” mà Nhà Trắng vừa ban hành nhắm vào Triều Tiên.
Theo lệnh cấm vận ngày 23/2, Bộ Tài chính Mỹ sẽ cấm vận 56 công ty vận tải đường biển, tàu chở hàng và cơ sở kinh doanh có liên hệ với Bình Nhưỡng. Chiến lược mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump lần này là siết chặt nguồn thu của Bình Nhưỡng, buộc Chủ tịch Kim Jong-un phải ngồi vào bàn đàm phán.
Cuộc khẩu chiến không hồi kết giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều. (Nguồn: CNN) |
Tuy nhiên, trong bối cảnh cả Mỹ và Triều Tiên đang ngày càng mất kiên nhẫn, biện pháp “dằn mặt” mà Washington đang thực hiện có thể là con dao hai lưỡi. Gói cấm vận này khó có thể cản bước Triều Tiên, mà còn kích động Bình Nhưỡng tiến hành một vụ thử hạt nhân nữa. Ngay khi lệnh trừng phạt mới được phát đi, Bình Nhưỡng lập tức có phản ứng gay gắt. Nước này khẳng định mọi hình thức phong tỏa là “hành động chiến tranh” và cảnh báo Mỹ phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả thảm khốc khi bán đảo Triều tiên bị đẩy đến miệng hố chiến tranh do cách hành xử của Washington.
Bên cạnh đó, những nỗ lực của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm tận dụng kỳ Olympic mà Hàn Quốc làm chủ nhà, qua đó tạo tiền đề thuận lợi cho một cuộc đối thoại Mỹ - Triều đã không “đơm hoa kết trái”. Các “vị khách mời đặc biệt” của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đều tỏ ra chưa sẵn sàng cho một cuộc gặp trực tiếp. Phái đoàn Mỹ và phái đoàn cấp cao Triều Tiên đã không có bất kỳ một cuộc tiếp xúc nào. Tất cả đều cho thấy căng thăng và đối đầu trong quan hệ Mỹ - Triều chưa có dấu hiệu được hóa giải.
Trong diễn biến mới nhất, chiều 28/2, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận nhà đàm phán hàng đầu của Washington về vấn đề Triều Tiên Joseph Yun sẽ nghỉ hưu trong tuần này. Động thái này làm dấy lên các nghi vấn về chính sách Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giới chuyên gia đánh giá việc ông Yun không còn góp mặt trong tiến trình giải quyết vấn đề Triều Tiên sẽ là tổn thất lớn đối với Chính phủ Mỹ trong thời điểm nhạy cảm hiện nay.
Hiện chưa rõ các bên sẽ có những động thái gì để hạ nhiệt căng thẳng, vốn đã “nóng” hơn rất nhiều kể từ khi Bình Nhưỡng đẩy mạnh các vụ thử tên lửa và hạt nhân mùa hè năm 2017. Sau một năm, “cuộc khẩu chiến” giữa chính quyền của ông Donald Trump và chính quyền của ông Kim Jong-un vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, với đầy ắp luận điệu răn đe và khiêu khích. Trong thông điệp đầu năm mới, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã không ngần ngại gửi lời cảnh báo sẽ “ấn nút hạt nhân” trong trường hợp cần thiết tới người đồng cấp Donald Trump.
Một lần nữa, sự thiếu lòng tin và thiện chí lại đang đẩy Mỹ và Triều Tiên vào vòng xoáy đối đầu. Những gì đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa chứng tỏ rằng hy vọng cho hòa bình chỉ có được thông qua đối thoại và các biện pháp ngoại giao.
Hàn Quốc cam kết nỗ lực dàn xếp đối thoại Mỹ - Triều Ngày 27/2, Hàn Quốc cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực dàn xếp đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên trong bối cảnh hai nước ... |
Đối thoại Mỹ - Triều Tiên: Hy vọng tắt dần theo ngọn lửa PyeongChang? Tia hy vọng mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên có thể được cải thiện nhờ "hiệu ứng hòa bình" giữa hai miền Triều Tiên ... |
Mỹ bẽ mặt vì chiến lược "ngoại giao nụ cười" của Triều Tiên Đó là vì Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã luôn giữ vẻ lạnh lùng trước bà Kim Yo-jong, dù chỉ ngồi cách bà một ... |