TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Mỹ khuyên Boeing lấy lại thương hiệu bằng tên mới | |
American Airlines cũng tuyên bố tạm ngừng khai thác máy bay Boeing 737 MAX |
Liên quan đến tranh chấp trong lĩnh vực này, ngày 17/4, Ủy ban EU đã công bố một danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ có khả năng sẽ bị đánh thuế với tổng trị giá khoảng 20 tỷ USD. Các "biện pháp đối phó" để đáp trả việc Mỹ trợ cấp cho Boeing, liên quan đến hàng hóa, từ nước sốt cà chua đến phụ tùng ô tô, thuốc lá và máy kéo.
Theo Ủy ban châu Âu, việc đánh thuế này "tương xứng với thiệt hại mà Airbus phải chịu do trợ cấp của Mỹ dành cho Boeing". Ngày 28/3, Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khẳng định Mỹ không những không tuân thủ các quy định của WTO về trợ cấp mà còn tiếp tục hỗ trợ bất hợp pháp cho Boeing và gây thiệt hại cho Airbus. WTO ước tính từ năm 2006 đến 2040, Boeing sẽ nhận được tổng cộng 6 tỷ USD của Chính phủ nhờ miễn giảm thuế.
Theo Ủy ban EU, việc đánh thuế này "tương xứng với thiệt hại mà Airbus phải chịu do trợ cấp của Mỹ dành cho Boeing". (Nguồn: Theworldnews) |
Từ năm 2012, Brussels đã yêu cầu WTO cho phép thực hiện các biện pháp trả đũa có trị giá 12 tỷ Euro, tương ứng với thiệt hại của Airbus vì trợ cấp của Mỹ dành cho Boeing. Dự kiến đầu năm 2020, WTO sẽ ra quyết định về mức độ của các "biện pháp đối phó" với Boeing, tuy nhiên có khả năng mức độ này sẽ không cao như châu Âu đề xuất.
Bước đi mới của châu Âu diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cũng đe dọa áp thuế trị giá 11 tỷ Euro đối với các hàng hóa đến từ châu Âu để đáp lại việc châu Âu trợ cấp cho Airbus. Năm 2016, hãng sản xuất máy bay của Châu Âu cũng bị WTO tuyên án về trợ cấp bất hợp pháp.
Nếu như trước đây cả hai bên đều tỏ ra kiềm chế trước các xu hướng thù địch thì hiện nay đang có phản ứng hoàn toàn khác, đặc biệt sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ muốn tái cân bằng cán cân thương mại với phần còn lại của thế giới thông qua trừng phạt thương mại.
Ngày 17/4, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom tuyên bố "chúng ta cần tiếp tục chiến đấu để bảo đảm các điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho công nghiệp châu Âu".
Tuy nhiên, Brussels sẽ không theo đuổi ngay các biện pháp trả đũa. Bà Malmstrom khẳng định "cần có thương lượng giữa hai đối tác lớn như Mỹ và EU", châu Âu chỉ "sẵn sàng thực hiện các biện pháp đối phó khi không còn lựa chọn nào khác".
Ủy ban EU vừa qua đã đồng ý mở ra các đàm phán với Mỹ về giảm thuế đánh vào các sản phẩm công nghiệp và có thể sẽ thông qua diễn đàn này để giải quyết các xung đột về trợ cấp cho lĩnh vực hàng không.
Chiếc máy bay lớn nhất thế giới lần đầu cất cánh Ngày 13/4, chiếc máy bay lớn nhất thế giới gồm 2 thân và 6 động cơ Boeing 747 đã có chuyến bay thử đầu tiên ... |
Đơn đặt hàng của Boeing "tuột dốc không phanh" trong quý đầu năm Số đơn đặt hàng và giao hàng của tập đoàn Boeing Co (Mỹ) đã "tuột dốc không phanh" trong quý I/2019 khi không ghi nhận ... |
NASA hoãn phóng tàu vũ trụ không người lái do Boeing chế tạo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo chuyến bay thử nghiệm tàu vũ trụ không người lái đầu tiên - Starliner do ... |