Mỹ-Trung Quốc: Cuộc chiến tẩy chay trong hệ thống thương mại suy tàn

Khánh Linh
TGVN. 19 năm trước, một công ty chưa có tên tuổi của Trung Quốc đã thành lập văn phòng kinh doanh đầu tiên tại châu Âu và tham gia đấu thầu xây dựng mạng lưới viễn thông tại khu vực này. Đó chính là Huawei.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng gián điệp Mỹ-Trung Quốc: Phần nổi của tảng băng chìm
Mỹ sắp tung đòn với các công ty phần mềm Trung Quốc, cảnh cáo cứng rắn tới Tik Tok
my trung quoc cuoc chien tay chay trong he thong thuong mai suy tan
Cuộc chiến tẩy chay Mỹ-Trung Quốc trong hệ thống thương mại suy tàn và Huawei trở thành nạn nhân.

Ngày hôm nay, Huawei là biểu tượng cho sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc và hệ thống thương mại toàn cầu. Với doanh thu khoảng 123 tỷ USD, công ty này nổi tiếng với những sản phẩm có giá thành cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu của Trung Quốc về dẫn đầu lĩnh vực 5G trên thế giới.

... Lỗi tại Huawei

Kể từ năm 2018, Mỹ đã đưa ra những "đòn" tấn công mạnh mẽ, biến Huawei trở thành tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc. Vừa qua, Vương quốc Anh cũng chính thức cho biết, nước này cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G và tới đây, có thể sẽ có thêm các quốc gia châu Âu khác đưa ra động thái tương tự.

Khác xa với những tuyên bố cứng rắn, những chiến lược của phương Tây dường như vẫn thiếu sự mạch lạc. Nếu như phương Tây và Trung Quốc vẫn muốn duy trì mối quan hệ kinh tế và tránh một cuộc khủng hoảng, thì thế giới cần sớm có một kiến trúc thương mại mới.

Giới chức an ninh của Mỹ luôn lo ngại, các thiết bị của Huawei được thiết kế nhằm mục đích gián điệp và khiến khách hàng của công ty này phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, hơn 170 quốc gia đã khẳng định, các rủi ro vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Anh – vốn hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong lĩnh vực tình báo, đã thành lập một "nhóm" chuyên gia về mạng xã hội để theo dõi Huawei từ năm 2010, sau đó đưa ra quyết định giới hạn phạm vi sử dụng thiết bị Huawei trong những phần ít nhạy cảm của hệ thống. Các quốc gia khác cũng triển khai cách tiếp cận tương tự. Cách tiếp cận này đã đưa ra một giải pháp cân bằng giữa lựa chọn việc tránh phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc và đối đầu theo kiểu chiến tranh Lạnh.

Nhưng giải pháp trên đã không thể được duy trì. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường thúc giục các nước tẩy chay Huawei và ráo riết áp dụng lệnh cấm đơn phương đối với các nhà cung ứng của Huawei; không cho phép công ty này mua bán linh kiện sản xuất ở nước ngoài có sử dụng công nghệ của Mỹ. Trước sức ép buộc phải lựa chọn giữa việc duy trì mối quan hệ đồng minh và Huawei, Anh đã phải đưa ra quyết định rõ ràng.

Hơn nữa, sẽ là điều hết sức rủi ro khi tiếp tục làm ăn với một công ty mà Mỹ coi là mối đe dọa. Huawei đã không thể trấn an các chuyên gia an ninh mạng của Anh, trong khi ngày càng có nhiều ý kiến than phiền về khả năng giám sát các phần mềm của Huawei. Chi phí trực tiếp của việc loại bỏ Huawei khỏi hệ thống mạng của châu Âu là ở mức chấp nhận được (ước tính, trung bình mỗi hóa đơn điện thoại tại châu Âu sẽ tăng chưa đến 1% trong khoảng 20 năm tới). Ericsson và Nokia là hai nhà cung ứng phương Tây có thể tích cực đẩy mạnh sản xuất và sự cạnh tranh mới có thể diễn ra khi các hệ thống mạng dần phụ thuộc nhiều hơn vào phần mềm và các tiêu chuẩn mở.

Hệ thống thương mại bất luật lệ

Thực tế, gánh nặng thực sự lại không liên quan đến các thiết bị công nghệ, mà "bén rễ" từ sự suy tàn của hệ thống thương mại toàn cầu. Sẽ có thêm nhiều quốc gia có thể tẩy chay Huawei. Dầu vậy, Huawei vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia mới nổi, điều này làm đẩy nhanh sự phân tách trong lĩnh vực công nghệ. Thương mại vận hành dựa trên những quy tắc chung, tuy nhiên quyết định của Anh về việc cấm Huawei lại xuất phát từ sức ép vận động hành lang.

Nếu vấn đề chỉ là các thiết bị được sản xuất ở Trung Quốc, thì ngay cả các công ty như Ericsson và Nokia cũng gặp phải vấn đề tương tự. Còn nếu vấn đề nằm ở việc các công ty Trung Quốc xây dựng các các hệ thống kết nối thiết bị (như ở trường hợp này là 5G, robot và máy móc), thì lập luận tương tự có thể được áp dụng trong một nền kinh tế số hóa toàn cầu. Ví dụ, ô tô của Đức và điện thoại Apple bán tại Trung Quốc được cập nhật thêm phần mềm, dữ liệu và cảm biến (do phương Tây sản xuất), vậy Trung Quốc có quyền cấm những sản phẩm này hay không?

Điều này làm gia tăng căng thẳng trong một thế giới mà dường như đang không tuân thủ theo bất kỳ luật lệ nào. Thuế quan trung bình của thương mại Mỹ-Trung là 20%. Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào châu Âu đã giảm gần 69% so với mức đỉnh năm 2016, theo số liệu của công ty nghiên cứu Rhodium. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang trong tình trạng gây tranh cãi.

Chẳng hạn, TikTok đã bị cấm hoạt động ở Ấn Độ và có thể là cả ở Mỹ. Tổng thống Mỹ có thể sẽ loại bỏ cơ chế đặc biệt đối với ngân hàng HSBC. Một số ngân hàng của Trung Quốc cũng đứng trước nguy cơ không được giao dịch bằng đồng USD.

Lập luận cho lệnh cấm đối với Huawei là một phần trong chính sách ngăn chặn và phân tách khỏi Trung Quốc của Mỹ nhưng sẽ không hiệu quả nếu lệnh cấm vận được áp dụng trong toàn bộ mối quan hệ của nền kinh tế. Trung Quốc hiện chiếm tới 13% hoạt động xuất khẩu toàn cầu, 18% vốn hóa thị trường thế giới và là nền kinh tế hàng đầu tại khu vực châu Á.

Thay vào đó, cần có một quy chế thương mại mới là để thừa nhận sự hiện diện của Trung Quốc. Nhưng điều này lại không hề dễ dàng. WTO đã từng thất bại trong phát triển nền kinh tế số. WTO cũng đã thiếu sự chuẩn bị để ứng phó với nỗ lực của Trung Quốc nhằm gia tăng ảnh hưởng của nhà nước đối với các công ty tư nhân.

Mất kiên nhẫn với WTO, Chính quyền Tổng thống Trump đã tìm mọi cách buộc Trung Quốc phải tự do hóa kinh tế và cắt giảm trợ cấp, thông qua đe dọa áp đặt thuế quan và các lệnh cấm vận. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn chưa thể phát huy tác dụng.

Câu hỏi được đặt ra là cấu trúc thương mại nên vận hành như thế nào trong thời điểm các quốc gia thiếu lòng tin vào nhau như hiện nay? Trên thực tế, phương Tây không thể hoàn toàn tách rời khỏi nền kinh tế số 2 thế giới, họ cũng không thể thay đổi hoàn toàn Bắc Kinh và càng khó có thể phớt lờ Trung Quốc. Nhưng để có thể tăng cường hợp tác, có lẽ sẽ cần một giải pháp nào đó phù hợp, thậm chí cần phải có một "cuộc cách mạng về niềm tin" để các nước phương Tây có thể giải tỏa bức tường vô hình về lòng tin với Trung Quốc.

Cuộc chiến 5G: Thế giới sẽ chọn Mỹ hay Trung Quốc?

Cuộc chiến 5G: Thế giới sẽ chọn Mỹ hay Trung Quốc?

TGVN. Huawei đủ sức mạnh để sống khỏe trước sức ép của Mỹ và các đồng minh, nhưng dịch bệnh Covid-19 càng kéo dài chừng ...

Căng thẳng Anh-Trung Quốc và sự 'can thiệp ngầm' của Mỹ

Căng thẳng Anh-Trung Quốc và sự 'can thiệp ngầm' của Mỹ

TGVN. Trong bối cảnh chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ đang tiếp diễn thì Anh, một đồng minh thân thiết của Mỹ, lại ...

Anh tiến thêm 1 bước trong vấn đề Hong Kong, Trung Quốc nói ngay về 'Chiến tranh Lạnh mới'

Anh tiến thêm 1 bước trong vấn đề Hong Kong, Trung Quốc nói ngay về 'Chiến tranh Lạnh mới'

TGVN. Nhật báo Times đưa tin, Anh sẽ hủy bỏ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong kể từ ngày 20/7 để đáp trả luật an ...

(theo Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Cristiano Ronaldo tiếp tục ghi bàn, góp công giúp Al Nassr thắng kịch tính 3-2 trước Al Akhdoud ở vòng 31 giải vô địch quốc gia Saudi Arabia.
MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

Trong khuôn khổ sự kiện Ngày Chuyển Đổi Số Ngân Hàng 2024 với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Ngân hàng TMCP Quân ...
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chiều 9/5 diễn ra Hội thảo – Tọa đàm với chủ đề 'Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều ...
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14, bà Thư nghe lén cuộc hội thoại của bố con ông Đông về Trí - con trai bà. Bà Thư sẽ làm gì để bảo ...
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó, có 16 FTA đã ký kết với hơn 60 đối tác.
PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

Quảng Ninh, Long An, Hải Phòng, Bắc Giang và Đồng Tháp là 5 địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2023.
Khắc phục ‘thẻ vàng’ thủy sản: Trà Vinh thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Khắc phục ‘thẻ vàng’ thủy sản: Trà Vinh thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Nhờ các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, trong năm 2023 cho đến nay, tỉnh Trà Vinh không có tàu cá vi phạm khai thác hải sản trên biển trái phép.
Giá xăng dầu hôm nay 10/5: Tiếp tục tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 10/5: Tiếp tục tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 10/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, giá dầu tiếp tục tăng nhẹ lên mức cao nhất trong một tuần.
Giá heo hơi hôm nay 10/5: Giá heo hơi miền Bắc vươn lên đỉnh cao mới - 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/5: Giá heo hơi miền Bắc vươn lên đỉnh cao mới - 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/5 ghi nhận giá heo hơi chủ yếu tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 61.000 - 65.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động