Mỹ-Trung Quốc: Kỳ phùng địch thủ trong cuộc chiến bán dẫn?

Minh Anh
Giờ đây, chất bán dẫn là cơ sở để tính toán sức mạnh cũng như an ninh của một quốc gia. Đó là lý do tại sao chất bán dẫn đang trở thành tâm điểm trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ đã đẩy lùi tham vọng chip của Trung Quốc vào năm 2022. (Nguồn: SCMP)
Trong cuộc chiến bán dẫn, năm 2022, Mỹ được cho đang giành điểm trước Trung Quốc, khi tạm thời đẩy lùi Bắc Kinh 1 bậc trong tham vọng chip. (Nguồn: SCMP)

Lùi một bước?

Chiến lược gia Trung Quốc Wang Xiangsui đã xuất bản một cuốn sách vào năm 2017 có tựa đề “Một trong ba: Vai trò của Trung Quốc trong một thế giới tương lai”, trong đó ông mô tả một tương lai toàn cầu chứng kiến ba khối chính xuất hiện: Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

Mượn một trang trong tác phẩm văn học cổ điển Tam Quốc Chí của La Quán Trung, ông Wang nói rằng, Trung Quốc sẽ nắm quyền lãnh đạo khối toàn châu Á. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh luận về việc liệu Bắc Kinh có đang thiết lập chiến lược của mình dựa trên suy nghĩ của GS. Wang hay không?... nhưng điều rõ ràng được giới quan sát đề cập là nỗ lực dẫn đầu chuỗi cung ứng khu vực, để đối trọng với sự quyết đoán của Washington nhằm hạn chế tham vọng công nghệ của họ.

Như tờ Scmp bình luận, Trung Quốc đã tạo ra các cơ chế như “10+3”, cụ thể là 10 thành viên ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi “vận động” người châu Âu – khối thứ ba – không tuân theo chính sách của Mỹ.

Nhưng năm vừa qua đã chứng kiến sự xuất hiện của một liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với các con chip tiên tiến – cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ điện thoại thông minh mới nhất đến các hệ thống vũ khí tiên tiến. Khi Washington dần xây dựng một cơ chế kiểm soát xuất khẩu nhắm vào Trung Quốc, tận dụng lợi thế và tầm ảnh hưởng của Mỹ, Bắc Kinh có vẻ ngày càng tỏ ra bị cô lập.

Theo giới phân tích, thời gian tới, Bắc Kinh còn gặp khó khăn trong 'cuộc chiến công nghệ' này và nỗ lực thành lập một liên minh chip ở châu Á đang tạm thời chững lại, khi Washington dự kiến tiếp tục siết chặt các quy định vào năm 2023.

Như Wei Shaojun, một quan chức cấp cao của Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn Trung Quốc, đại diện cho ngành công nghiệp chip trong nước, cho biết tại một hội nghị công nghiệp tuần này rằng ngành công nghiệp chip của Trung Quốc sẽ không chết trong một sớm một chiều, nhưng nó cũng không thể giành được chiến thắng dễ dàng trong cuộc chiến này.

Cạnh tranh cùng tồn tại hay quyết ngăn chặn

Nhu cầu chất bán dẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh với việc triển khai rộng khắp các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, công nghệ sinh học, Internet vạn vật và các công nghệ khác sau khi mạng viễn thông thế hệ mới 5G trở nên phổ biến.

Theo nhận định của cựu Tổng biên tập nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản)- Yoichi Funabashi, nhu cầu đối với chất bán dẫn trên toàn cầu đã tăng lên do các quốc gia đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số khi đại dịch bùng phát và thúc đẩy xu hướng chuyển đổi xanh sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Vào đầu tháng 10/2022, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu rộng lớn hơn đối với các chất bán dẫn tiên tiến. Những hạn chế mới này nhắm vào các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ và cả việc đưa các chuyên gia kỹ thuật Mỹ đến Trung Quốc.

Cạnh tranh và cùng tồn tại là nguyên tắc cơ bản hình thành nên chiến lược đối phó với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tuy nhiên, như cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã nhận xét, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình có đặc điểm là chính trị theo đường lối cánh tả của chủ nghĩa Lênin, kinh tế đi theo cánh tả chủ nghĩa Mác và chính sách đối ngoại thì theo cánh hữu dân tộc chủ nghĩa. Trung Quốc đã cố gắng thu hút và chi phối chuỗi cung ứng toàn cầu để tạo nên một thị trường mang đặc tính của “vòng tuần hoàn bên trong” của Trung Quốc.

Theo bài viết, để ứng phó với chiến lược này, Mỹ và các đồng minh nên theo đuổi một hình thức “tách rời” về địa chính trị để tránh liên kết công nghệ cao và các quy trình sản xuất sử dụng công nghệ cao với Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn gần đây của chính quyền Tổng thống Biden là một trong những nỗ lực như vậy.

Dần dần, bản chất của chính sách “cạnh tranh cùng tồn tại” của Mỹ đang lộ rõ. “Cùng tồn tại” có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, còn “cạnh tranh” có nghĩa là tạo ra các quy tắc và thỏa thuận cho phép cạnh tranh tự do và công bằng, đảm bảo không gian cùng tồn tại của cả hai bên. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là ngăn chặn Trung Quốc chuyển đổi công nghệ dân sự sang mục đích quân sự.

Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, các hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn vào tháng Mười xuất phát từ quan điểm rằng về lâu dài, “nước Mỹ phải duy trì vị trí dẫn đầu (trước Trung Quốc) càng xa càng tốt”.

Tóm lại, Mỹ muốn thiết lập vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực chất bán dẫn tiên tiến, nước này không chỉ cố gắng “đi nhanh hơn” mà còn cản trở khả năng tiến xa của Trung Quốc. Ít nhất, khi nói đến chất bán dẫn, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đang chuyển đổi từ “cạnh tranh cùng tồn tại” sang một chiến lược gần với “ngăn chặn”.

Trên thực tế, Trung Quốc đã là một “siêu cường” về AI ngang với Mỹ. Tuy nhiên, để sử dụng AI, các doanh nghiệp và chính phủ cần có dữ liệu, thuật toán và khả năng tính toán - nói cách khác, chính là cần chất bán dẫn. Đầu tư của Trung Quốc vào điện toán lượng tử cao gấp ba lần so với Mỹ và hiện cũng đang có tốc độ phát triển tương tự. Nhưng Trung Quốc được cho là sẽ không thể duy trì vị trí “ngang cơ” này nếu không có năng lực công nghệ để phát triển chất bán dẫn tiên tiến.

TSMC - công ty sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan (Trung Quốc) - đã trở thành tâm điểm trong chiến lược “tách rời” lĩnh vực chất bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc.

TSMC chiếm khoảng 60% thị phần toàn cầu về chất bán dẫn tiên tiến. Thực tế là rất nhiều cơ sở sản xuất bán dẫn tập trung ở Đài Loan - vốn là một trong những điểm nóng địa chính trị - là rủi ro lớn nhất mà thế giới phải đối mặt. Đài Loan có thể sử dụng điều này như một “lá chắn silicon” buộc cả Trung Quốc và Mỹ phải kiềm chế các hành động của mình.

Dù vậy, Chris Miller - Phó Giáo sư về lịch sử quốc tế tại Đại học Tufts - nhận định rằng Trung Quốc lo sợ một cuộc phong tỏa được đo bằng byte (chất bán dẫn) hơn là bằng thùng (dầu mỏ).

Những lo ngại của Trung Quốc về nguồn cung cấp chất bán dẫn lớn hơn nhiều so với rủi ro về sự phụ thuộc của nước này đối với tuyến đường thương mại dầu mỏ đi qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát. Do vậy, các quyết sách và hành động của Trung Quốc sẽ mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

Ông Miller cho rằng, Mỹ không nên để Trung Quốc diễn giải những hạn chế mới đối với lĩnh vực bán dẫn là hình thức “phong tỏa toàn diện”, mà nên duy trì cái mà cố vấn Jake Sullivan gọi là “sân nhỏ có hàng rào cao”, bằng cách thu hẹp phạm vi kiểm soát nhưng vẫn thực thi những hạn chế này một cách thận trọng.

Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí dẫn đầu thị trường?

Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí dẫn đầu thị trường?

Đến nay, cạnh tranh quyền thống trị giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là sự chạy đua về đầu đạn hạt nhân, tên lửa, ...

Giá cà phê hôm nay 3/1: Giá bị 'khống chế' bởi tâm lý tiêu cực; xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng 2 con số

Giá cà phê hôm nay 3/1: Giá bị 'khống chế' bởi tâm lý tiêu cực; xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng 2 con số

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, sản lượng cà phê toàn cầu ước tính tăng 6,6 triệu bao lên 172.8 triệu ...

Nếu Trung Quốc mở cửa, kích hoạt ‘siêu chu kỳ’ giá lên, giá dầu có thể lên đến 120 USD/thùng?

Nếu Trung Quốc mở cửa, kích hoạt ‘siêu chu kỳ’ giá lên, giá dầu có thể lên đến 120 USD/thùng?

Năng lượng được dự báo là lĩnh vực hoạt động tốt nhất trong năm 2023. Giá dầu có khả năng sẽ tăng lên 120 USD/thùng ...

Trung Quốc nới lỏng kiểm dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam và thế giới tất bật chuẩn bị đón khách

Trung Quốc nới lỏng kiểm dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam và thế giới tất bật chuẩn bị đón khách

Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc chính thức hủy bỏ việc kiểm dịch tập trung và xét nghiệm Covid-19 với khách quốc tế đến nước này.

(theo Scmp, Japan Times)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động