Mỹ-Trung Quốc: Tương phản nhưng không tách rời

Minh Anh
Việc Mỹ và Trung Quốc xung đột về mặt chính trị và xã hội không có gì mới, nhưng vài năm gần đây, hai siêu cường còn cho thấy sự khác biệt đáng kể về tăng trưởng kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngay cả khi sự mất cân bằng tồn tại, giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có yếu tố bổ sung cho nhau. (Nguồn: Reuters)
Ngay cả khi sự mất cân bằng tồn tại, giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có yếu tố bổ sung cho nhau. (Nguồn: Reuters)

Tăng trưởng “nóng” và phát triển “lạnh”

Nền kinh tế Mỹ vừa trải qua những quý tăng trưởng “nóng” và gây bất ngờ cho các nhà kinh tế học, khiến nhiều dự báo về suy thoái đối với đầu tàu kinh tế thế giới đưa ra trước đó bị đảo ngược.

GDP thực tế đạt 3,3% trong ba tháng cuối cùng của năm 2023, tạo thêm hơn 350.000 việc làm mới - cao hơn nhiều so với kỳ vọng và bổ sung vào con số tăng trưởng 5% đáng kinh ngạc trong quý trước đó; đồng thời đưa tốc độ tăng trưởng cả năm lên 2,5% - cao hơn 1,9% so với năm 2022.

Chính thời điểm này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng triển vọng GDP toàn cầu trong năm 2024 từ 2,9% lên 3,1%, với dự báo về sức mạnh tăng trưởng của Mỹ tiếp sức cho nền kinh tế toàn cầu.

Các số liệu tươi sáng khép lại một năm nền kinh tế lớn nhất thế giới liên tục gây bất ngờ. Động lực tăng trưởng chính của Mỹ nhờ tiêu dùng mạnh mẽ; Đầu tư của doanh nghiệp và lĩnh vực bất động sản góp phần giúp kinh tế tăng trưởng vượt dự báo; Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, số việc làm đang bùng nổ và người tiêu dùng vẫn mạnh tay chi tiêu. Các chỉ số chính vượt kỳ vọng đã khiến các nhà đầu tư Phố Wall không khỏi lo ngại về khả năng tăng trưởng quá “nóng”.

Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% vào năm 2023, phù hợp với mục tiêu chính thức mà Bắc Kinh đề ra. Tuy nhiên, dù thoát ra khỏi những khó khăn do tình trạng phong tỏa bởi đại dịch Covid-19 và tái khởi động guồng máy kinh tế, đường phục hồi vẫn gập ghềnh do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, bao gồm gánh nặng nợ nần, giảm phát, lực lượng lao động già đi, nhu cầu nội tại chậm hơn và cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản.

Tất cả khó khăn này đang dẫn đến tình trạng phát triển “lạnh”- khi làn sóng đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường tài chính. Lần đầu tiên FDI chuyển sang mức âm, nghĩa là đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vượt quá đầu tư của nước ngoài vào.

Phân tích tình hình nền kinh tế thứ hai thế giới, ông Arthur Laffer Jr. - Chủ tịch Laffer Tengler Investments cho rằng, thật không may, các chính sách của Trung Quốc hiện mới giải quyết triệu chứng, chưa chữa tận gốc các “căn bệnh” tiềm ẩn.

Những sửa đổi về chính sách mới chỉ “vá lỗ hổng” của thị trường chứng khoán đang sụt giảm, chứ chưa đánh bật được những nguyên nhân gốc rễ, mang tính cấu trúc, như nguồn cung bất động sản và nhà ở.

Phân hóa và ràng buộc?

Nhà kinh tế thị trường cấp cao Joseph Seydl tại Ngân hàng JPMorgan chỉ ra rằng, cơ sở tiêu dùng hoàn toàn khác nhau ở Mỹ và Trung Quốc là một trong những yếu tố dẫn đến sự phân hóa của hai nền kinh tế.

Ở Mỹ, chính sức mạnh của người tiêu dùng và việc chi tiêu liên tục cho đến nay đã giúp ngăn chặn nền kinh tế rơi vào suy thoái và tạo niềm tin lạc quan.

Ngoài ra, những quyết sách về kích thích kinh tế trong đại dịch (người tiêu dùng được chính phủ hỗ trợ tiền mặt), cũng như tăng trợ cấp thất nghiệp sau đại dịch đã cho thấy chính phủ Mỹ sẵn sàng khuyến khích người dân tăng chi tiêu vào nền kinh tế.

Trong khi đó, nhà kinh tế Joseph Seydl cho rằng, điều ngược lại đã diễn ra tại Trung Quốc. Theo ông, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh vẫn đang ưu tiên tăng trưởng xuất khẩu hơn đẩy mạnh tiêu dùng trong nước. Người dân ở nền kinh tế thứ hai thế giới đã không chi tiêu nhiều như mong đợi vào năm 2023, đặc biệt là khi đặt cạnh những gì được kỳ vọng sau đại dịch.

Trong khi đó, để giảm rủi ro cho thị trường bất động sản, những tháng gần đây, Bắc Kinh chính thức giảm đòn bẩy và dường như thừa nhận, sự bùng nổ của bất động sản – yếu tố thúc đẩy một thập kỷ tăng trưởng, có thể đã kết thúc.

Trên thực tế, vì phần lớn tài sản của người dân đang gắn liền với bất động sản, bởi vậy, chính rắc rối trong lĩnh vực này đã có tác động quá lớn đến tâm lý và chi tiêu của người tiêu dùng. Ngược lại, giá trị tài sản sụt giảm đã làm suy giảm niềm tin và buộc người tiêu dùng phải tích trữ tiền mặt - đồng nghĩa với việc ít đầu tư chảy vào nền kinh tế hơn.

Tình hình càng phức tạp, liên quan tới vụ China Evergrande - nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới. Giới quan sát cho biết, hơn 1 triệu người ở Trung Quốc đã trả tiền cho công ty này để mua những ngôi nhà chưa bao giờ được xây dựng và “hồi kết” của Evergrande làm khó thêm nỗ lực hỗ trợ thị trường bất động sản của chính phủ.

Tất nhiên, lĩnh vực bất động sản Mỹ cũng có những vấn đề. Cho dù cả bất động sản thương mại và nhà ở đều phải đối mặt với “gió ngược”, các chuyên gia vẫn tin - không có mối đe dọa mang tính hệ thống nào giống như tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của Trung Quốc.

Thị trường nhà ở của Mỹ cũng đang phải vật lộn với lãi suất cao khiến hoạt động mua nhà bị hạn chế. Trong đó, vấn đề lớn hơn nằm ở thị trường bất động sản thương mại – nơi các bất động sản trị giá hàng nghìn tỷ USD đang trở nên thất thế do xu hướng làm việc tại nhà kéo dài. Tuy nhiên, các chuyên gia tin “tình trạng khó khăn ở mảng này không phải là mối đe dọa đối với hệ thống tài chính Mỹ”.

Ngoài ra, tính tương phản của kinh tế Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán. Nếu sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh làn sóng di cư của các nhà đầu tư nước ngoài, thì thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng khoảng 25%.

Cụ thể, sàn chứng khoán Trung Quốc và Hong Kong mất khoảng 6 nghìn tỷ USD kể từ năm 2021 và vào năm 2023, nhiều chỉ số giảm mạnh, kém xa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác. Đây không chỉ là sự khác biệt về kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của thị trường.

Báo cáo công tác của chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3 cho biết, Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” cho năm 2024. Báo cáo nhấn mạnh, “các động lực phát triển nội tại đang được xây dựng”, nhưng cảnh báo nên “chuẩn bị sẵn sàng cho mọi rủi ro và thách thức”.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ đạt mức 4,6% trong năm 2024 và tiếp tục giảm trong trung hạn, xuống còn khoảng 3,5% vào năm 2028.

Đưa ra quan điểm trong bài viết trên Business Insider mới đây, Chủ tịch Laffer Tengler Investments cho rằng, dù ở trường hợp nào, ngay cả khi sự mất cân bằng tồn tại giữa hai siêu cường vẫn có những yếu tố ràng buộc lẫn nhau. Việc kinh tế Mỹ không bị suy thoái giúp thúc đẩy triển vọng của Trung Quốc.

Nếu kinh tế Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, do nhu cầu yếu đi hoặc đồng tiền mất giá khiến nhập khẩu giảm, nhưng bên cạnh đó, giá hàng xuất khẩu của nước này sẽ thấp hơn tương đối. Trong khi, nếu kinh tế Mỹ mạnh lên, đồng USD mạnh hơn, sẽ mua nhiều hàng hóa từ Trung Quốc hơn. Điều này sẽ thực sự giữ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng tốt hơn.

Sự trở lại của ngoại giao gấu trúc Trung Quốc

Sự trở lại của ngoại giao gấu trúc Trung Quốc

Trung Quốc chuẩn bị tiến hành gửi cặp gấu trúc mới sang Mỹ sau thành công của Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 11 năm ...

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Không có ý định tách rời kinh tế Trung Quốc nhưng EU cần tự vệ

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Không có ý định tách rời kinh tế Trung Quốc nhưng EU cần tự vệ

Quan chức Ủy ban châu Âu cho biết, kim ngạch thương mại EU-Trung Quốc đã đạt kỷ lục vào năm ngoái, song cán cân thương ...

‘Cuộc chiến ngân sách’ là việc của Mỹ, có thế nào vẫn có phần Ukraine, Kiev không tin sẽ bị bỏ rơi

‘Cuộc chiến ngân sách’ là việc của Mỹ, có thế nào vẫn có phần Ukraine, Kiev không tin sẽ bị bỏ rơi

Kiev có lý do để tin tưởng "cuộc chiến ngân sách" giữa lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến ...

Mỹ điều tra hoạt động nhập khẩu ô tô Trung Quốc, Bắc Kinh nói gì?

Mỹ điều tra hoạt động nhập khẩu ô tô Trung Quốc, Bắc Kinh nói gì?

Ngày 4/3, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước việc Mỹ mở cuộc điều tra xe ô ...

Loay hoay tìm cách tách rời Trung Quốc, Mỹ vẫn gặp 'khó chồng khó'

Loay hoay tìm cách tách rời Trung Quốc, Mỹ vẫn gặp 'khó chồng khó'

Nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cắt đứt các liên kết kinh tế với Trung Quốc đang gặp khó khăn ...

Đọc thêm

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung Đông.
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động