TIN LIÊN QUAN | |
Sự hoài nghi thử thách quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai | |
Chuyên gia: Trung Quốc đã thiện chí, nhượng bộ nhưng Mỹ chưa hài lòng |
Tổn thất chưa từng có
Thiệt hại lớn từ thuế quan thương mại được một số chuyên gia kinh tế tính toán cho thấy, trong khi các ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp chế biến đậu nành của Mỹ được hưởng lợi từ tranh chấp thì hầu hết các ngành khác đều có tác động gây bất lợi chung đối với cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Những tổn thất quá lớn về kinh tế có thể khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ buộc phải ngồi lại để giải quyết sự khác biệt về thương mại trước ngày 2/3/2019 - ngày Mỹ chọn sẽ tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, mặc dù các cuộc đàm phán giữa 2 siêu cường vẫn có nguy cơ bị hủy bỏ.
Những tổn thất quá lớn về kinh tế có thể khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ buộc phải ngồi lại để giải quyết sự khác biệt về thương mại trước ngày 2/3/2019. (Nguồn: Daily Post) |
Wally Tyner, chuyên gia kinh tế nông nghiệp của Đại học Purdue (Mỹ) cho biết, kinh tế Mỹ và Trung Quốc, trung bình mỗi bên sẽ mất khoảng 2,9 tỷ USD hàng năm chỉ riêng từ chính sách thuế quan mà Bắc Kinh đang áp dụng đối với đậu nành, ngô, lúa mì và cao lương.
Thương mại nông nghiệp bị gián đoạn sẽ đặc biệt làm tổn hại cả hai bên vì Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới. Năm 2017, nước này đã chi gần 12 tỷ USD để mua đậu nành từ Mỹ.
Trung Quốc đã chuyển hướng sang nhập đậu nành từ Brazil kể từ khi áp thuế 25% đối với đậu nành từ Mỹ vào tháng 7/2018 để trả đũa việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Nhu cầu tăng cao đột biến đã đẩy giá đậu nành Brazil lên mức kỉ lục so với giá đậu nành giao tương lai của Mỹ trên sàn giao dịch Chicago. Đây chính là ví dụ điển hình cho thấy cuộc chiến thương mại đã làm giảm doanh số của các nhà xuất khẩu Mỹ và tăng chi phí cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc như thế nào.
“Đó là một giải pháp khá đau đớn và là một trận thua cho cả Mỹ và Trung Quốc”, chuyên gia Tyner bình luận.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng lượng xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2018 đã giảm 42% so với một năm trước đó xuống còn khoảng 8,3 tỷ USD
“Nỗi đau” sẽ còn tiếp diễn
Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, để bù đắp thiệt hại cho người nông dân, Chính phủ Mỹ đã phân bổ khoảng 11 tỷ USD để thanh toán trực tiếp và mua hàng nông sản thông qua các chương trình thực phẩm của Chính phủ.
Riêng bang Bắc Dakota, nơi đang xuất khẩu cây trồng sang Trung Quốc thông qua các cảng ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, nông dân trồng đậu nành phải đối mặt với thiệt hại ít nhất 280 triệu USD vì thuế quan của Trung Quốc, theo ông Mark Watne, Chủ tịch của Liên minh Nông dân Bắc Dakota.
Ngành nông nghiệp Mỹ đã thiệt hại không nhỏ từ cuộc chiến thương mại. (Nguồn: AFP) |
“Thiệt hại có thể tăng lên thêm 100 triệu USD vì mức thuế quan đang khiến giá cả của nhiều mặt hàng đi xuống, gây ảnh hưởng gián tiếp lên người nông dân”, ông Mark Watne nói.
Tuy nhiên, thuế quan của Trung Quốc vô hình chung lại khiến nhiều công ty chế biến đậu nành trong nước như Archer Daniels Midland Co hưởng lợi nhờ nguồn cung đậu nành giá rẻ.
Về phía Trung Quốc, có rất nhiều nhà máy chế biến đậu nành mua nguyên liệu trước khi chính sách thuế quan của Bắc Kinh có hiệu lực. Điều này dẫn đến tình trạng thừa cung, làm giảm lợi nhuận chế biến của Trung Quốc và khiến các nhà máy trong mùa hè này phải giảm công suất sản xuất bột đậu nành lớn nhất trong nhiều năm để phục vụ cho ngành thức ăn chăn nuôi.
Trước những tổn thất không đáng có, Trung Quốc đã quyết định nối lại việc mua đậu nành của Mỹ vào đầu tháng 12 sau một thỏa thuận “đình chiến” được lãnh đạo hai quốc gia đồng ý tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentina vừa qua. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn “khăng khăng” giữ nguyên mức thuế 25% đối với đậu nành từ Mỹ dù điều này sẽ hạn chế đáng kể đến khả năng mua hàng của Trung Quốc.
“Mức thuế 25% sẽ khiến các sản phẩm chế biến từ đậu nành không thể đi vào hệ thống thương mại. Việc Trung Quốc mua nguyên liệu đậu nành từ Mỹ sẽ có tác động rất nhỏ giọt lên thị trường”, quản lý một công ty chế biến thực phẩm hàng đầu Trung Quốc nhận định.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chịu thiệt hại đáng kể khi các sản phẩm như pin điện thoại bị áp thuế quan của Mỹ và nhiều khách hàng bắt đầu tìm mua sản phẩm từ các quốc gia khác.
Ngành ô tô của Mỹ cũng có một năm ảm đạm do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. (Nguồn: USA Today) |
Một nghiên cứu do Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng thực hiện cho thấy thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc khiến ngành công nghệ phải trả thêm 1 tỷ USD mỗi tháng.
Cuộc tranh chấp thương mại cũng gây khó khăn cho các công ty bán lẻ, sản xuất và xây dựng của Mỹ khi phải trả nhiều tiền hơn cho kim loại và các hàng hóa khác.
Theo Cục Dự trữ Liên bang Dallas (Mỹ), áp lực giá nguyên liệu đầu vào vẫn tăng, một phần là do thuế quan, đặc biệt là trong ngành sản xuất và xây dựng. Các công ty đang phải “vật lộn” để “hợp lý hóa” các chi phí này để giữ chân khách hàng.
Ngành ô tô của Mỹ cũng có một năm ảm đạm. Ba nhà sản xuất ô tô hàng đầu, gồm General Motors, Ford và Fiat Chrysler Automenses, đều cho biết chi phí thuế quan cao hơn sẽ khiến lợi nhuận của họ giảm khoảng 1 tỷ USD trong năm nay.
“Nỗi đau” này sẽ còn tiếp diễn và các nhà kinh tế nhận định Ford và Fiat dự kiến sẽ đón nhận một “cú đánh” tương tự vào năm 2019.
Thấy gì từ chính sách “khuấy đảo thế giới ” của Tổng thống Trump? Tổng thống Trump đã tạo ra sự thay đổi lớn không chỉ ở nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới với những chuyển biến ... |
Chiến tranh thương mại: Quà tặng bất ngờ từ ông Trump Vài ngày trước Giáng sinh, tàu container SM Thượng Hải băng băng tiến về phía cảng Long Beach, California. Ngay phía trước, tàu Ever Lucent ... |
Mỹ - Trung lên kế hoạch tiếp tục đàm phán thương mại vào tháng 1/2019 Ngày 20/12, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này có kế hoạch tiến hành thêm các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ ... |