Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ tuyên bố Dòng chảy phương Bắc 2 nguy hiểm, vận chuyển nguồn khí 'bẩn' nhất Trái đất

Ngày 27/5, trong một phiên điều trần tại Ủy ban Khoa học, vũ trụ và công nghệ của Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm tuyên bố, nguồn khí tự nhiên được vận chuyển qua Dòng chảy phương Bắc 2 là "bẩn nhất" thế giới.
Mỹ tuyên bố 'phũ': Dòng chảy phương Bắc 2 nguy hiểm, vận chuyển nguồn khí 'bẩn' nhất Trái đất. (Nguồn: AP)
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm tuyên bố, Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển nguồn khí tự nhiên được cho là 'bẩn nhất' thế giới. (Nguồn: AP)

Trong buổi điều trần, liên quan việc gỡ trừng phạt đối với Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức, quan chức Mỹ nhấn mạnh, bà và Bộ Năng lượng không hề tham gia vào quyết định này.

Bà Granholm khẳng định, bà phản đối dự án này, cho hay, Mỹ coi đường ống dẫn khí đốt nói trên là "rất nguy hiểm".

Người đứng đầu Bộ Năng lượng Mỹ nêu rõ: "Một trong những lý do khiến đường ống này nguy hiểm là vì nó vận chuyển nguồn khí tự nhiên bẩn nhất trên Trái đất và không đảm bảo an toàn trong vấn đề thải phát khí metan. Điều này có hại cho khí hậu của chúng ta".

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dự kiến xây dựng hai chuỗi đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ m³ khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga qua Biển Baltic đến Đức.

Dự án gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Mỹ, quốc gia đang quảng bá nguồn khí tự nhiên hóa lỏng của mình sang Liên minh châu Âu (EU).

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt đối với Dòng chảy phương Bắc 2 hiện là phản tác dụng, bởi vì dự án sắp hoàn thành.

Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo gỡ bỏ trừng phạt đối với công ty Nord Stream 2 AG phụ trách dự án Dòng chảy phương Bắc 2, viện dẫn lý do an ninh quốc gia và lợi ích trong việc hàn gắn lại mối quan hệ của Mỹ với Đức.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nga Alexander Novak khẳng định, Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ sớm hoàn tất, việc thi công vẫn đang tiếp tục tiến hành.

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 27/5: EU 'tính kế' trừng phạt Belarus; Nguy cơ Azerbaijan-Armenia kích ngòi nổ; Trung Quốc nổi giận vì mệnh lệnh của ông Biden
TIN LIÊN QUAN
Lần đầu tiên EU-Nhật Bản ra tuyên bố chung đề cập loạt vấn đề 'qua mặt' Trung Quốc, Bắc Kinh nổi giận
Điều tra nguồn gốc Covid-19: Mỹ hối thúc WHO tiến hành giai đoạn 2, Canada ủng hộ, Trung Quốc cảnh báo
Trung Quốc 'nhắc nhẹ' Nhật Bản: Thận trọng!
Căng thẳng Armenia-Azerbaijan: Yerevan phải nhờ đến quốc tế, Mỹ lên tiếng

(theo Sputnik, Washington Examiner)