Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden coi giới hạn giá dầu Nga ở mức 40 USD là quá thấp. (Nguồn: AFP) |
Trong các cuộc thảo luận bắt đầu trước Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Đức từ 26-28/6, các đồng minh đã nghiên cứu một số khả năng để hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga. Đồng thời, tìm cách giảm thiểu tác động của các biện pháp này đối với nền kinh tế của G7.
Hãng Bloomberg cho biết, phạm vi giới hạn giá dầu Nga đang được thảo luận dao động từ mức chi phí sản xuất ở Moscow và giá dầu thời điểm trước khi diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Bloomberg tiết lộ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden coi giới hạn giá dầu Nga ở mức 40 USD là quá thấp. Mục tiêu là cắt giảm nguồn thu của Nga nhưng nếu các biện pháp này được thực hiện không hiệu quả sẽ dẫn đến giá dầu tăng vọt.
Ngày 28/6, tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Đức, các nước tham gia đã nhất trí tìm kiếm phương án giới hạn giá dầu Nga bằng cách cấm dịch vụ bảo hiểm và vận tải cần thiết cho việc vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu Moscow.
Theo đó, lệnh cấm này sẽ được áp dụng nếu giá dầu vượt quá mức trần mà các đối tác quốc tế đã đồng thuận.
| Hungary: Nếu nguồn cung từ Nga ngừng, Budapest không có đủ khả năng để thay thế Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này trên thực tế không thể thay thế ... |
| Chuyên gia: Nga có thể 'chơi' với nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt Nhận định về việc G7 theo đuổi mức giá trần đối với dầu của Nga, nhà phân tích dầu độc lập Neil Atkinson nhấn mạnh, ... |