TIN LIÊN QUAN | |
Forbes: Tài sản của 50 người giàu nhất Hong Kong (Trung Quốc) “bốc hơi” 20 tỷ USD trong năm 2018 | |
Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ có lợi cho xuất khẩu Ấn Độ |
Mỹ và Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu số 1 và số 2 của Canada. Mỹ và Trung Quốc đang làm “tổn thương nhau” với các đòn thuế quan trừng phạt đánh vào hàng trăm tỷ USD hàng hóa của đối phương.
Có nhiều ý kiến cho rằng các công ty Canada có thể “khai thác” các mức thuế quan trừng phạt trên và đồng CAD xuống giá để bán nhiều hàng hóa hơn sang Mỹ và Trung Quốc. Nhưng điều này đã không xảy ra, trừ một số ít mặt hàng mà Canada có năng lực xuất khẩu dồi dào, chẳng hạn như lâm sản.
Không phản ứng nhanh với các cơ hội
Theo Brian DePratto, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Dominion (có trụ sở tại Toronto), kịch bản cho rằng các doanh nghiệp Canada có thể ồ ạt lấp đầy khoảng trống mà căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo ra, dường như khó trở thành hiện thực. Canada không có khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với các cơ hội thương mại.
Có nhiều ý kiến cho rằng các công ty Canada có thể “khai thác” các mức thuế quan trừng phạt trên và đồng CAD xuống giá để bán nhiều hàng hóa hơn sang Mỹ và Trung Quốc. (Nguồn: iPolitics) |
Nhìn lại một số mặt hàng chủ chốt mà Mỹ bán sang Trung Quốc, đó là máy bay, máy móc thiết bị, đậu tương, các dòng xe thể thao đắt tiền, và các sản phẩm bán dẫn. Canada không sản xuất các sản phẩm này với khối lượng đủ để trở thành một nhà cung cấp thay thế. Như chuyên gia DePratto đã chỉ ra, Mỹ bán máy bay thương mại Boeing thân rộng, trong khi Canada sản xuất máy bay phản lực nhỏ và máy bay động cơ tua-bin cánh quạt.
Tình hình tương tự đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Canada. Canada trong thời gian ngắn không thể dễ dàng tăng cường sản xuất xe thể thao đa dụng (SUV) hay đậu tương với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Theo chuyên gia DePratto, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trải rộng trên nhiều hạng mục mà Canada cần đầu tư mạnh để chiếm được thị phần.
Canada có trồng đậu tương, nhưng với khối lượng tương đối nhỏ. Đậu tương chỉ chiếm 10% đất canh tác mà Canada dành để trồng ngũ cốc và hạt có dầu. Phần lớn đất nông nghiệp được dành cho hạt cải dầu. Trong khi đó, một số nước khác đang ở vào vị trí thuận lợi hơn Canada nhiều để nhanh chóng chớp lấy cơ hội này. Brazil, hiện là nhà sản xuất đậu tương chủ chốt của thế giới, đang thay thế Mỹ trở thành nhà cung cấp lớn cho Trung Quốc.
Một số tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như Apple (điện thoại và máy tính), Caterpillar (thiết bị xây dựng) và Nvidia (chip máy tính) trong những tuần qua đã thừa nhận rằng nhu cầu yếu đi tại Trung Quốc đang ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của họ. Trong khi đó, Canada không có thế mạnh về các mặt hàng trên.
Vấp phải trở ngại tại Mỹ
Canada cũng vấp phải một số trở ngại trong việc nắm bắt các cơ hội tại Mỹ. Chẳng hạn như Mỹ có thể mua thêm nhôm từ Canada. Nhưng chính quyền của ông Trump đã vô hiệu hóa lợi thế của Canada bằng việc đánh thuế đối với nhôm nhập khẩu từ Xứ xở lá phong. Đáng buồn là Canada không còn sản xuất nhiều mặt hàng mà Mỹ mua khối lượng lớn từ Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua, các hãng chế tạo của Canada đã "nhường" lại thị phần tại Mỹ cho các nhà xuất khẩu từ các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc, trong các lĩnh vực như thép, nhựa và đồ chơi.
Trong khi đó, một số nhân tố khác cũng đang chống lại Canada ở thời điểm này. Mặc dù đồng CAD của Canada mất giá so với USD, nhưng đồng NDT của Trung Quốc cũng có lợi thế tương tự. Đồng NDT yếu giúp các sản phẩm của Trung Quốc duy trì được sức cạnh tranh tại Mỹ, cho dù phải gánh mức thuế quan cao.
Mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc
Cuối cùng là "cuộc chiến" đang diễn ra giữa Canada và Trung Quốc liên quan đến số phận của Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei, bà Mạnh Vãn Chu. Trong vụ việc này, Canada đang bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Canada đang bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vụ việc Huawei. (Nguồn: Flipboard) |
Ít nhất 2 công dân Canada đã bị bắt giữ tại Trung Quốc trong một động thái mà giới quan sát cho rằng Bắc Kinh trả đũa việc Ottawa bắt giữ CFO của Huawei hồi đầu tháng 12/2018. Hiện Washington đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh về Mỹ, nơi bà bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Việc Ottawa bắt giữ bà Mạnh có nguy cơ làm giảm số lượng sinh viên và du khách Trung Quốc tới Canada. Mảng này chiếm một phần lớn trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Canada sang Trung Quốc.
Trong khi đó, kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại. Ngay cả khi Canada có thành công trong việc giành thêm thị phần xuất khẩu thì có lẽ hoạt động xuất khẩu ròng cũng không thể tăng.
Bài học hiển nhiên đối với Canada ở đây đó là không thể đi tắt để phục hồi nền kinh tế xuất khẩu. Các công ty Canada sẽ phải chiến đấu quyết liệt để giành thị phần, thông qua việc khai thác các thỏa thuận thương mại mới đạt được tại châu Âu và châu Á, phải đổi mới để sản xuất các hàng hóa mà đối thủ không làm được và tìm kiếm các thị trường phù hợp với lợi thế tự nhiên của Canada.
Canada đối mặt với nhiều nguy cơ kinh tế từ "thuế xe hơi" của Mỹ Hiệp hội Kinh doanh ôtô Canada (CADA) cảnh báo tranh chấp thương mại trong lĩnh vực này giữa Canada và Mỹ sẽ làm tăng giá ... |
IMF: Kinh tế Canada sẽ dẫn đầu G-7 năm 2017 Trong báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Canada sẽ dẫn ... |
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại Mỹ đe dọa kinh tế Canada Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) Stephen Poloz khẳng định chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ là “mối đe dọa hàng đầu” ... |