Lễ khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Tonga ngày 10/5. (Nguồn: Twitter) |
Tonga, với khoảng 100.000 dân, là mục tiêu mới nhất ở Nam Thái Bình Dương mà Mỹ nhắm tới trong các nỗ lực ngoại giao ở khu vực.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc khai trương Đại sứ quán ở Tonga nêu rõ: “Sự kiện này tượng trưng cho sự đổi mới trong mối quan hệ của chúng ta và nhấn mạnh sức mạnh của quan hệ song phương đối với người dân Tonga và đối tác của Washington ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Trên Twitter chính thức, bộ trên khẳng định, Washington "coi trọng lịch sử chung với Tonga, vốn được thiết lập từ năm 1886", đồng thời nhấn mạnh, Đại sứ quán của Mỹ tại Nuku'alofa là biểu tượng cho cam kết của cường quốc số 1 thế giới đối với một tương lai chung và với người dân đảo quốc Nam Thái Bình Dương.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề cập "khả năng bổ nhiệm" một đại sứ thường trú của Mỹ tại Tonga.
Hồi tháng 2, Mỹ đã khôi phục Đại sứ quán ở Solomon sau 30 năm gián đoạn. Bên cạnh đó, Washington có kế hoạch mở Đại sứ quán ở Vanuatu và Kiribati.
* Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng ra thông báo cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có chuyến thăm lịch sử tới Papua New Guinea vào cuối tháng 5.
Trong thời gian ở thăm Papua New Guinea, ông Biden sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng James Marape và lãnh đạo các nước thành viên thuộc Diễn đàn quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) để bàn công tác triển khai kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-PIF vào năm ngoái.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận cách thức làm sâu sắc hơn nữa hợp tác ứng phó với những thách thức chính đối với khu vực cũng như với Mỹ, trong đó có chống biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Mỹ có mối quan hệ lịch sử và dân gian sâu sắc với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương và chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm tới một đảo quốc ở khu vực lần này sẽ càng củng cố quan hệ đối tác quan trọng đó.
Mỹ là lực lượng quân sự chủ yếu ở Nam Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên, khu vực này ngày càng trở thành đấu trường cho các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng thương mại, chính trị và quân sự.
Trung Quốc, cường quốc quân sự đang lên trong khu vực, đã tự khẳng định mình thông qua việc mở rộng phạm vi ngoại giao, đầu tư, đào tạo cảnh sát và các thỏa thuận an ninh.
| Tin thế giới 8/5: Báo động không kích vang khắp Ukraine, lộ chỉ thị mới của Tổng thống Nga; Trung Quốc dọa cứng rắn với EU Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Syria trở lại với khối Arab, tình hình Sudan, quan hệ Liên minh châu Âu (EU)-Trung quốc... là một số ... |
| Quốc đảo Solomon: Chỉ dấu về 'chiến địa' mới ở Nam Thái Bình Dương? Trong chuyến thăm Australia ngày 6/10, Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare một lần nữa khẳng định không cho phép nước ngoài đặt cơ sở quân ... |
| Mỹ đi bước quan trọng với Solomon, làm nóng quan hệ ở Thái Bình Dương Ngày 1/2, Mỹ thông báo đã mở Đại sứ quán ở Quần đảo Solomon trong bối cảnh Washington đang tìm cách tăng cường quan hệ ... |
| Thừa nhận từng có sự lơ là, Mỹ chuẩn bị hành động ở Nam Thái Bình Dương Ngày 25/3, trang mạng ABC (Australia) dẫn lời cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng về châu Á Kurt Campbell xác nhận, Mỹ đang đẩy ... |
| Mỹ sắp mở đại sứ quán tại quốc gia hơn 300.000 dân Mỹ cho rằng việc mở đại sứ quán tại Vanuatu phù hợp với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Washington. |