TIN LIÊN QUAN | |
Gắn bó như “những thành viên trong gia đình” | |
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Myanmar |
Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi, kể từ khi chính phủ mới ở Myanmar do Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) lên nắm quyền vào tháng 4/2016. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong hợp tác giữa Nhật Bản và Myanmar trong thời gian tới.
Mảnh đất màu mỡ
Chuyến thăm của bà Suu Kyi đến Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Myanmar trải qua quá trình chuyển giao chính phủ quân sự sang dân sự lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ qua. Với tiến trình cải cách dân chủ ngày càng sâu rộng hơn ở Myanmar, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng và kỳ vọng Myanmar sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những dự định đầu tư trong tương lai.
Kể từ khi chính phủ mới lên nắm quyền vào tháng 4/2016, Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC) đã cấp phép cho 38 dự án đầu tư nước ngoài với tổng trị giá 383,9 triệu USD. Theo thống kê của MIC, kể từ cuối năm 1988 đến tháng 8/2016, tổng đầu tư nước ngoài vào Myanmar là hơn 64,4 tỷ USD. Hiện nay, giới đầu tư nước ngoài đang đổ bộ vào Myanmar, không chỉ vào các lĩnh vực truyền thống như cơ sở hạ tầng, mà còn vào lĩnh vực khách sạn và ngành du lịch với nhiều tiềm năng.
Một con đường ở thành phố Yangon, Myanmar - ảnh minh họa. (Nguồn: NCĐT) |
Trong số những nhà đầu tư, Nhật Bản là một trong những cường quốc trên thế giới để mắt tới vị thế tăng trưởng kinh tế đang lên của Myanmar.
Ngược lại lịch sử, đầu tư của Nhật Bản vào Myanmar được đánh dấu bằng thỏa thuận bồi thường năm 1954, khi Nhật Bản bắt đầu cung cấp viện trợ phát triển cho Myanmar. Viện trợ của Nhật Bản cho đất nước này tiếp tục trong suốt giai đoạn cấm vận thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh nhưng với viện trợ từng phần trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã xóa một phần nợ lớn cho Myanmar. Một năm sau đó, Nhật Bản tiếp tục xóa một khoản nợ khác cho Myanmar, đưa tổng số nợ được xóa lên đến 3,8 tỷ USD. Gần đây nhất, tháng 5/2013, trong chuyến thăm Myanmar, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết viện trợ gần 1 tỷ USD cùng kế hoạch thiết lập mạng lưới điện trên toàn quốc cho Myanmar.
Đây không chỉ là một bước tiến mới trong quan hệ hai nước mà còn chứng tỏ Myanmar ngày càng chiếm vị trí đặc biệt tại khu vực. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chủ yếu dựa vào xuất khẩu, không muốn bỏ lỡ những cơ hội mới tại đất nước giàu tài nguyên như Myanmar để thúc đẩy sự phát triển vốn đang trì trệ của mình.
Giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc
Chỉ trong vài năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản tại Myanmar đã tăng gấp 6 lần, các khóa học tiếng Nhật cũng bùng nổ và hàng tỷ USD đã được Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp và dự án xã hội của Myanmar. Hiện chính phủ và các tập đoàn tài chính Nhật Bản như Mitsubishi, Marubeni và Sumitomo đang thúc đẩy sự phát triển của đặc khu kinh tế (SEZ) khổng lồ Thilawa ở phía Đông Nam Yangon.
Đặc khu kinh tế Thilawa. (Nguồn: Biz Today) |
Trong năm 2015, Nhật Bản đã đồng ý các khoản vay mới cho Myanmar với tổng trị giá khoảng 1 tỷ USD. Đầu năm 2016, giới truyền thông đưa tin sân bay quốc tế Yangon mới trị giá 1,5 tỷ USD sẽ có sự tài trợ lên tới 49% của Nhật Bản.
Ngoài ra, các khóa học tiếng Nhật cũng nở rộ khi giới trẻ Myanmar muốn tìm kiếm những công việc hấp dẫn trong những công ty Nhật Bản đang đầu tư ở nước này. Số trung tâm dạy tiếng Nhật đã tăng lên 200, so với mức 44 của năm 2015.
Các nhà phân tích cho rằng, đối với Nhật Bản, cạnh trạnh địa chiến lược với Trung Quốc và hỗ trợ cho các nước ASEAN, kết hợp những lợi ích kinh tế của mình, là những yếu tố chính thúc đẩy việc Nhật Bản tăng cường hợp tác với Myanmar. Trong khi đó, về phía Myanmar, chính phủ nước này cũng đang phát đi những thông điệp cho thấy họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, chẳng hạn như việc Myanmar đình chỉ dự án đập thủy điện Myitsone hồi năm 2011.
Và, chuyến thăm Nhật Bản tới đây của bà Aung San Suu Kyi được đánh giá là sẽ giúp hai nước Nhật Bản và Myanmar xích lại gần nhau hơn.
Myanmar: Những nỗi buồn đằng sau cánh cửa hội nhập Nhìn từ nông trại của anh Myint Win, ngoại ô thành phố Yangon về phía Bắc, có thể thấy bên cạnh cánh đồng lúa và những túp ... |
Quan hệ Mỹ - Myanmar đi về đâu? Mỹ quan tâm và đầu tư vào Myanmar có đúng lúc và đúng thời điểm? |
Chuyến thăm được mong chờ từ hai phía "Mỹ đã sẵn sàng và sẽ sớm dỡ bỏ thêm những cấm vận đã áp đặt lên Myanmar thời gian qua”. |