Nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong gìn giữ và quảng bá hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bảo Chi
Ngày 9/6 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong gìn giữ và quảng bá hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hội thảo quốc tế với chủ đề “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài” nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2025) và 80 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (1945-2025). (Ảnh: Thành Long)

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2025) và 80 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (1945-2025), đồng thời góp phần triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư về việc giới thiệu, lan tỏa tư tưởng, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bạn bè quốc tế và Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

Hội thảo có sự tham dự và chủ trì của TS. Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS. TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; NSND Trịnh Thúy Mùi, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; Đại sứ và cán bộ của 94 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cùng đông đảo học giả, nhà ngoại giao, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước.

Về phía quốc tế, Hội thảo có sự tham gia của Đại sứ các nước: Cộng hòa Dominicana, Sri Lanka; đại diện cán bộ ngoại giao Đại sứ quán: Thái Lan, Trung Quốc, Angola, Cuba, Argentina, Azerbaijan, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên bang Nga, Mông Cổ, Triều Tiên… và Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với tư tưởng và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Thành Long)
Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Thành Long)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người được UNESCO ra Nghị quyết vinh danh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất” - là hiện thân của tinh thần yêu nước, trí tuệ và phẩm giá dân tộc Việt Nam, đồng thời là biểu tượng của hòa bình và tiến bộ nhân loại. Người đã đặt nền móng cho nền ngoại giao toàn diện hiện đại của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không chỉ là một hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm tri ân những đóng góp to lớn của Người, mà còn truyền tải hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập, năng động, sáng tạo, trách nhiệm. Những không gian ấy sẽ là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa người Việt trong và ngoài nước, giữa Việt Nam và thế giới, lan tỏa tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh bằng những hình thức giàu cảm xúc, gần gũi.

Phát biểu dẫn đề, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ và Ngoại giao Văn hóa cho biết, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao phối hợp với các ban, bộ, ngành địa phương, các cá nhân, tổ chức và mạng lưới hơn 90 cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai nhiều hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở khắp các châu lục, nhận được sự hưởng ứng của các nước, với các hình thức phong phú như dựng tượng, đặt tên đường, tổ chức triển lãm, chiếu phim tư liệu, xây dựng phòng lưu niệm và giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, việc chuẩn hóa nội dung và phương thức triển khai Không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở nước ngoài trở nên cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả, tính tương tác và phù hợp với từng quốc gia sở tại.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ và Ngoại giao Văn hóa phát biểu. (Ảnh: Thành Long)
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ và Ngoại giao Văn hóa phát biểu. (Ảnh: Thành Long)

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến tâm huyết từ các học giả, nhà văn hóa, nghệ sĩ và đại diện quốc tế đã góp phần làm sáng rõ vai trò của Không gian văn hóa Hồ Chí Minh như một thiết chế văn hóa sống động, giàu giá trị truyền cảm hứng.

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ nhận định Không gian văn hóa Hồ Chí Minh không nên chỉ là nơi trưng bày tĩnh, mà cần trở thành một thực thể văn hóa sống động, mang hơi thở của thời đại – nơi khơi dậy cảm xúc, lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng nhân ái và khát vọng hòa bình của Người đến với cộng đồng quốc tế. Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của văn học – nghệ thuật như một “cầu nối cảm xúc” giúp thế giới tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh một cách gần gũi và sâu sắc hơn.

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ cho rằng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là nơi khơi dậy cảm xúc, lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng nhân ái và khát vọng hòa bình của Người đến với cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ cho rằng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là nơi khơi dậy cảm xúc, lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng nhân ái và khát vọng hòa bình của Người đến với cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Thành Long)

Chia sẻ cùng quan điểm đó, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng sáng tác đương đại lấy cảm hứng từ Hồ Chí Minh là con đường hiệu quả để gìn giữ và làm mới di sản tinh thần của Người, đặc biệt qua âm nhạc, điện ảnh và nghệ thuật trình diễn mang tính tương tác cao.

Cũng tại đây, NSND Trịnh Thúy Mùi nhấn mạnh nghệ thuật sân khấu truyền thống và hiện đại có thể góp phần truyền tải sinh động tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh. Theo bà, những tác phẩm sân khấu – dù là kịch nói, chèo, tuồng hay cải lương – nếu được đầu tư về nội dung và hình thức, sẽ trở thành “nhịp cầu văn hóa” chạm đến cảm xúc của công chúng quốc tế.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Thành Long)
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Thành Long)

Từ góc nhìn quốc tế, ông Jonathan Baker, Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, đánh giá cao tầm vóc tư tưởng toàn cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, hòa bình và phát triển bền vững – những giá trị cốt lõi mà UNESCO luôn theo đuổi. Ông nhấn mạnh, việc UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1987 không chỉ là sự ghi nhận lịch sử, mà còn là nguồn cảm hứng bền vững cho các sáng kiến văn hóa trong thế kỷ XXI.

Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội phát biểu
Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker đánh giá cao tầm vóc tư tưởng toàn cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Long)

Tại Hội thảo, đại diện Đại sứ quán Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm quảng bá hình ảnh các Quốc vương, khẳng định bản sắc văn hóa quốc gia, trong đó cộng đồng kiều bào đóng vai trò then chốt, là cầu nối lan tỏa và gắn kết văn hóa Thái Lan với bạn bè quốc tế.

Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc bày tỏ tình cảm đặc biệt của nhân dân Trung Quốc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị Việt - Trung, với di sản được gìn giữ qua nhiều công trình và di tích tại Trung Quốc hiện nay.

Đại diện Đại sứ quán Angola chia sẻ kinh nghiệm lan tỏa di sản Tổng thống đầu tiên, anh hùng dân tộc António Agostinho Neto qua các không gian tưởng niệm và hoạt động kết nối quốc tế.

Trong khi đó, đại diện Đại sứ quán Cuba nhấn mạnh hình ảnh Bác Hồ luôn sống mãi trong lòng người dân Cuba, bên cạnh các lãnh tụ José Martí và Fidel Castro. Điều đó được thể hiện sinh động qua các công trình tưởng niệm, các ấn phẩm văn hóa và những hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa giữa hai nước suốt nhiều năm qua.

Với gần 8 tham luận và 10 ý kiến phát biểu trong hơn ba giờ, Hội thảo trở thành diễn đàn chuyên sâu, kết nối đa chiều giữa lý luận và thực tiễn, giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế. Sự kiện đã góp phần đặt nền móng cho việc kiến tạo những Không gian văn hóa Hồ Chí Minh hiện đại, sáng tạo và hiệu quả trong giai đoạn mới.

Tin liên quan
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Ngọn hải đăng của Ngoại giao Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh - Ngọn hải đăng của Ngoại giao Việt Nam

Phát biểu bế mạc, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh: Những giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại – về hòa bình, lòng nhân ái, khát vọng độc lập, tôn trọng con người… mang tính phổ quát, đại diện cho nhân loại, tiếp tục soi sáng hành trình xây dựng một thế giới công bằng, nhân văn và phát triển bền vững. Lan tỏa những giá trị ấy không chỉ là sự tri ân đối với quá khứ, mà còn là sứ mệnh của hiện tại và tương lai, để thế giới hiểu rõ hơn về một Việt Nam đổi mới, hội nhập, gìn giữ bản sắc và khát vọng vươn lên.

Nhằm hiện thực hóa sứ mệnh đó, Thứ trưởng đã đề ra 5 định hướng: Chuẩn hóa nội dung, đổi mới hình thức, ứng dụng công nghệ số nhằm tăng tính tương tác cho các Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nhất là đối với thế hệ trẻ; phát huy vai trò của nghệ thuật – như văn học, âm nhạc, điện ảnh – trong truyền cảm hứng và kết nối cộng đồng; đẩy mạnh sưu tầm tư liệu, kết nối nhân chứng và nghiên cứu liên ngành để làm giàu chiều sâu nhân văn; nâng cao vai trò chủ động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong gìn giữ và quảng bá hình ảnh Bác Hồ; tăng cường xã hội hóa, huy động sự tham gia của địa phương, doanh nghiệp và kiều bào để xây dựng không gian văn hóa phong phú, lan tỏa và bền vững.

Bên lề Hội thảo, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Triển lãm ảnh chuyên đề, giới thiệu nhiều tư liệu và hình ảnh quý hiếm về hành trình hoạt động cách mạng, ngoại giao và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với đó là không gian sách với các ấn phẩm tiêu biểu về Người được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ, thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu trong và ngoài nước.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Thành Long)
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Thành Long)
Mở rộng Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội

Mở rộng Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội

Chiều 6/5, sự kiện gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội đã được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, dưới ...

Thế giới sẽ còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi

Thế giới sẽ còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi

Theo GS. TS. Mạch Quang Thắng, Ủy viên Hội đồng khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, những giá trị mà ...

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh: Nguồn sáng không bao giờ tắt

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh: Nguồn sáng không bao giờ tắt

Là người đặt nền móng cho nền ngoại giao hiện đại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại "những câu chuyện huyền thoại", ...

Bài 3 - Học văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh từ những điều giản dị...

Bài 3 - Học văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh từ những điều giản dị...

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, Việt Nam cần vận dụng những ...

Đọc thêm

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nuôi sống con người, cũng là không gian để kết nối các lục địa.
Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan tiếp tục củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là đối tác đáng tin cậy và là trung tâm năng động ở Trung ...
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy ...
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Công dân Việt Nam không đến Israel và Iran trừ trường hợp thật sự cần thiết

Công dân Việt Nam không đến Israel và Iran trừ trường hợp thật sự cần thiết

Cơ quan đại diện Việt Nam giữ liên lạc chặt chẽ với công dân Việt Nam, lên phương án và sẵn sàng bảo hộ công dân trong tình huống khẩn cấp.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam không nên nghe theo lời kêu gọi ‘việc nhẹ lương cao’

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam không nên nghe theo lời kêu gọi ‘việc nhẹ lương cao’

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, người Việt Nam đi lao động không nghe theo những lời kêu gọi việc nhẹ lương cao.
Hành trình đưa công dân từ Myawaddy, Myanmar về đến quê hương an toàn

Hành trình đưa công dân từ Myawaddy, Myanmar về đến quê hương an toàn

Ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao chia sẻ quá trình cơ quan chức năng đưa hơn 600 công dân cư trú bất hợp pháp tại Myanmar về nước.
Vẫn còn khoảng 200 công dân Việt Nam vi phạm và bị tạm giữ tại Myanmar

Vẫn còn khoảng 200 công dân Việt Nam vi phạm và bị tạm giữ tại Myanmar

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết hiện có khoảng 200 công dân Việt Nam hiện vẫn đang bị tạm giữ tại Myanmar.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về an ninh

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về an ninh

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo công dân không tới các khu vực xảy ra xung đột, nhất là khu vực Jammu và Kashmir đang xảy ra giao tranh.
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ việc công dân Việt Nam tử vong tại thành phố Đào Viên

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ việc công dân Việt Nam tử vong tại thành phố Đào Viên

Theo Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, các cơ quan chức năng sở tại phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở Đào ...
Trắc nghiệm về Hội nghị P4G 2025 tại Việt Nam

Trắc nghiệm về Hội nghị P4G 2025 tại Việt Nam

Mời các bạn tham gia trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư do Việt Nam đăng cai từ ngày 14-17/4.
Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Mời các bạn tham gia trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về các Đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ cho đến nay.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Tổng thống Lithuania: 'Tôi nhìn thấy sự tự tin trong ánh mắt người dân Việt Nam, các bạn đã đi một chặng đường ấn tượng'

Tổng thống Lithuania: 'Tôi nhìn thấy sự tự tin trong ánh mắt người dân Việt Nam, các bạn đã đi một chặng đường ấn tượng'

Lithuania và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng và nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng trong tương lai.
Đại sứ Phạm Việt Anh: Thế giới tìm đến Việt Nam vì chính sách đối ngoại cân bằng và sự phát triển nội lực mạnh mẽ

Đại sứ Phạm Việt Anh: Thế giới tìm đến Việt Nam vì chính sách đối ngoại cân bằng và sự phát triển nội lực mạnh mẽ

Theo Đại sứ Phạm Việt Anh, các hoạt động ngoại giao sôi nổi với nhiều đoàn đại biểu cấp cao thăm Việt Nam cho thấy sự quan tâm, tin tưởng của quốc tế.
'Sức hút Việt Nam' và chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Lithuania

'Sức hút Việt Nam' và chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Lithuania

Chuyến thăm của Tổng thống Lithuania có ý nghĩa đặc biệt, là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trong lịch sử của một nguyên thủ quốc gia Lithuania.
Đại sứ Hà Hoàng Hải: Chương mới trong quan hệ Việt Nam và Lithuania - đối tác thiện chí, tiềm năng vùng Baltic

Đại sứ Hà Hoàng Hải: Chương mới trong quan hệ Việt Nam và Lithuania - đối tác thiện chí, tiềm năng vùng Baltic

Theo Đại sứ Hà Hoàng Hải, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda sẽ mở ra chương mới cho quan hệ song phương.
Đại sứ Johan Ndisi: Thụy Điển coi Việt Nam là đối tác tin cậy, chung tầm nhìn, cùng tìm giải pháp cho tương lai

Đại sứ Johan Ndisi: Thụy Điển coi Việt Nam là đối tác tin cậy, chung tầm nhìn, cùng tìm giải pháp cho tương lai

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Điển đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ lâu dài, bền chặt giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Thụy Điển: Quyết tâm nâng quan hệ lên tầm cao mới, tri ân những người bạn thủy chung gần 6 thập kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Thụy Điển: Quyết tâm nâng quan hệ lên tầm cao mới, tri ân những người bạn thủy chung gần 6 thập kỷ

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Thụy Điển hứa hẹn mang lại những động lực hợp tác phát triển mang tính đột phá.
Phiên bản di động