Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!

Mai Linh
Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu hiện tại cho thấy cả Mỹ và các đồng minh xuyên Đại Tây Dương cần tăng cường hợp tác thúc đẩy công nghệ, cải thiện an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!
Mỹ và châu Âu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, theo đuổi các mục tiêu khí hậu và bảo đảm an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. (Nguồn: Reuters)

Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí The National Interest, đồng tác giả David L. Goldwyn và Richard L. Morningstar* đã đề xuất những bước cụ thể nhằm giúp Mỹ và châu Âu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, theo đuổi các mục tiêu khí hậu và bảo đảm an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.

Thiếu vắng cam kết cụ thể

Cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu và khí đốt toàn cầu vào mùa Đông vừa qua dẫn tới khủng hoảng giá cả tại châu Âu đã đem lại cho Nga đòn bẩy vượt trội. Mặc dù châu Âu cố gắng tạo ra nhiều tiến bộ trong việc giảm sự phụ thuộc vào khí đốt trong hỗn hợp năng lượng, tích hợp thị trường nội bộ và đa dạng hoá các nguồn cung, nhưng an ninh năng lượng của lục địa già vẫn không ổn định và vẫn còn nhiều việc phải làm.

Tuyên bố chung ngày 29/1 về bảo đảm nguồn cung khí đốt một cách liên tục, đầy đủ và kịp thời cho Liên minh châu Âu (EU) của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen được cho là hữu ích, nhưng lại không cam kết bên nào thực hiện các bước cụ thể một cách đầy đủ, để cuối cùng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung khí đốt của Nga và tái khẳng định khả năng đoàn kết của phương Tây trong việc theo đuổi các mục tiêu khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng.

Bước đầu tiên không thể thiếu (và cho đến nay vẫn còn thiếu) là ông Biden và bà Ursula von der Leyen cần công khai thừa nhận rằng, khí đốt tự nhiên đóng một vai trò cần thiết trong quá trình chuyển đổi năng lượng và thương mại khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) xuyên Đại Tây Dương là trụ cột cơ bản của an ninh năng lượng châu Âu.

Tuy nhiên, một câu chuyện khó giải quyết đã lan tràn khắp các cuộc tranh luận về chuyển đổi khí hậu và năng lượng. Điều đó cho thấy rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên không phù hợp với việc đáp ứng những tham vọng về khí hậu.

Khí đốt tự nhiên đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Từ năm 2010 đến năm 2018, việc thay thế than đá bằng khí đốt trong ngành điện đã làm giảm 14% lượng khí thải tại Mỹ, 8% ở Trung Quốc và 4% trên toàn thế giới. Điều này tạo thành những khoản cắt giảm quan trọng để đáp ứng các mục tiêu không còn phát thải ròng.

Rõ ràng, các cơ hội chuyển đổi từ nhiên liệu sang khí đốt tự nhiên là một nguồn quan trọng để giảm phát thải. Nói về mặt công nghệ thì chúng là mục tiêu dễ đạt và là thời điểm mà những lợi nhuận ban đầu rất quan trọng.

Kinh nghiệm của châu Âu trong mùa Đông năm nay đã chứng minh rằng, nếu không thể cung cấp khí đốt tự nhiên và giá cả phải chăng, nhiều quốc gia sẽ chuyển sang sử dụng các nguồn phát điện carbon cao hơn, điều này cuối cùng sẽ làm suy yếu các mục tiêu chung về khí hậu.

Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thảo luận về việc cung cấp năng lượng cho châu Âu do ảnh hưởng bởi tình hình Nga-Ukraine ngày 7/2. (Nguồn: Reuters)

8 bước đi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng xuyên Đại Tây Dương

Vì vậy, Mỹ và châu Âu cần thực hiện những bước sau đây để đảm bảo an ninh năng lượng xuyên Đại Tây Dương. Các bước đi này sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Nga một cách dứt khoát và lâu dài.

Trước hết, nên thừa nhận vai trò không thể thiếu của khí tự nhiên trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở Mỹ, châu Âu, châu Á và những nơi khác. Điều này cũng sẽ gửi một tín hiệu quan trọng tới lĩnh vực tài chính, nơi việc thoái vốn liên tục khỏi tất cả nhiên liệu hóa thạch đã gây ra một số hậu quả không mong muốn, rằng những dự án cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên cần được coi là bền vững trong những hoàn cảnh thích hợp.

Thứ hai, ông Biden nên tuyên bố rằng việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ là lợi ích then chốt đối với an ninh quốc gia và an ninh năng lượng. Qua đó, khẳng định cam kết của Mỹ trong việc cung cấp LNG cho thị trường toàn cầu để vừa đảm bảo an ninh nguồn cung, vừa ngăn chặn sự phân biệt đối xử về giá cả từ các nước như Nga.

Thứ ba, chính quyền ông Biden nên khuyến khích Bộ Năng lượng Mỹ nhanh chóng phê duyệt tất cả các đơn đăng ký xuất khẩu LNG mới hiện đang chờ phê duyệt để chứng minh rằng Washington hoàn toàn tuân thủ việc đảm bảo cung cấp đầy đủ cho thị trường toàn cầu bằng cả lời nói và hành động.

Các dự án này sẽ không cung cấp khí đốt trong một số năm, nhưng sự tăng trưởng về công suất hóa lỏng sẽ cho phép người châu Âu và những nước khác thực hiện các thỏa thuận thương mại để loại bỏ dần nguồn cung của Nga, đem đến sự đa dạng hơn về nhà cung cấp và giá cả phải chăng theo thời gian.

Thứ tư, Mỹ nên hợp tác với cả châu Âu và châu Á để thiết lập các chỉ số đo lường lượng khí thải carbon của LNG và khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp toàn cầu để có thể tạo ra nguồn xuất khẩu LNG sạch nhất và lượng phát thải thấp nhất.

Những số liệu này vô cùng hữu ích đối với lĩnh vực tài chính, để xem xét những dự án nào phù hợp với các chiến lược khí hậu trong danh mục đầu tư và xứng đáng được cấp vốn nhất.

Thứ năm, chính quyền Mỹ nên nhấn mạnh, rằng các dự án LNG mới của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến lượng phát thải trực tiếp, gián tiếp và tích lũy. Vì vậy, những dự án mới được phê duyệt cần đáp ứng tiêu chuẩn cao về tính hiệu quả và tác động từ việc phát thải ở mức thấp nhất có thể.

Đồng thời, Tổng thống Mỹ cần lưu ý các cân nhắc về an ninh năng lượng trong việc xác định lợi ích quốc gia trong việc xuất khẩu sang các nước mà Mỹ không có hiệp định thương mại tự do. Vai trò của Mỹ với tư cách là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn trên toàn cầu là một sức mạnh địa chính trị đáng kể cần được tận dụng trong bối cảnh quá trình chuyển đổi năng lượng cần thiết và đang diễn ra.

Thứ sáu, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng nên thừa nhận vai trò của khí tự nhiên trong việc đáp ứng các mục tiêu khí hậu “Fit for 55” của cả các quốc gia và EU, cũng như các mục tiêu an ninh năng lượng hiện có.

Thứ bảy, EU cần làm rõ rằng, trong khi đồng tiền chung và các công cụ tài chính được sử dụng cho các dự án năng lượng tái tạo và phát thải thấp, cũng nên thúc đẩy các đối tác thương mại mở rộng khả năng nhập khẩu LNG để cung cấp cho thị trường châu Âu.

Ví dụ như nhu cầu vô cùng lớn về hydro của châu Âu có thể tạo động lực cho việc nhập khẩu hydro xanh để thúc đẩy nền kinh tế và hệ thống thương mại hydro xanh mới.

Thứ tám, châu Âu nên đẩy nhanh các kế hoạch tăng khả năng lưu trữ khí đốt, cải thiện cơ sở hạ tầng truyền dẫn khí đốt tự nhiên giữa các khu vực (chẳng hạn như từ bán đảo Iberia) và tạo ra cơ chế ứng phó khẩn cấp phối hợp của riêng mình, tương tự như cơ chế tồn tại ngày nay đối với dầu khí thông qua Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Cùng với đó, Mỹ có thể hợp tác với châu Âu để đưa ra các cách bù đắp, động viên các nhà cung cấp nhằm duy trì nguồn cung cấp khí đốt đầy đủ. Trữ lượng khí đốt của châu Âu nên ở mức tương xứng với rủi ro gián đoạn mà họ phải đối mặt.

Trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đang đối mặt với mối đe dọa tới an ninh năng lượng có thể tác động lan tỏa tới kinh tế thế giới, liên minh xuyên Đại Tây Dương phải ưu tiên cả những mục tiêu chung về an ninh năng lượng và khí hậu.

Cả Mỹ và châu Âu phải thực hiện tham vọng không còn phát thải ròng và tăng cường hợp tác trong việc thúc đẩy công nghệ năng lượng sạch và năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải, cải thiện an ninh năng lượng và giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Mỹ nên tiếp tục nỗ lực chuyển hướng cung cấp LNG cho châu Âu để giải quyết cuộc khủng hoảng trước mắt, nhưng đồng thời cũng gửi một tín hiệu ngay lập tức và mạnh mẽ đến Nga rằng hành động của họ đang hy sinh thị trường khí đốt tự nhiên dài hạn ở châu Âu và doanh thu mà thị trường này mang lại. Cần hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ!

*Về hai tác giả bài viết: David L. Goldwyn từng là Đặc phái viên của Ngoại trưởng Mỹ, Điều phối viên về các vấn đề năng lượng quốc tế dưới thời Tổng thống Barack Obama và Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Ông là Chủ tịch Nhóm cố vấn năng lượng của Hội đồng Đại Tây Dương.

Richard L. Morningstar là cựu Đại sứ Mỹ tại EU và Đặc phái viên của Ngoại trưởng Mỹ về Năng lượng Á-Âu, và cựu Đại sứ Mỹ tại Azerbaijan. Đại sứ Morningstar là Chủ tịch sáng lập của Trung tâm Năng lượng Toàn cầu và thuộc ban giám đốc tại Hội đồng Đại Tây Dương.

Hội đàm Nga-Pháp về Ukraine: Phép màu không xảy ra

Hội đàm Nga-Pháp về Ukraine: Phép màu không xảy ra

Theo The Guardian, cuộc hội đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moscow ngày 7/2 dường như ...

Căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, Mỹ-EU cam kết hợp tác khí đốt

Căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, Mỹ-EU cam kết hợp tác khí đốt

Ngày 7/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington và Liên minh châu Âu (EU) đang hợp tác để bảo vệ nguồn cung cấp ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động