Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Xuân Sơn
Ngày 6/11, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học “Sơ kết công tác lịch sử, truyền thống ngoại giao theo Chỉ thị 02-CT/BCSĐ-TĐKT ngày 31/5/2021”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị trong Bộ, chuyên gia, nhà nghiên cứu của Học viện Ngoại giao và Bộ Ngoại giao. (Ảnh: Xuân Sơn)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Ngoại giao là “điểm sáng”, đóng góp quan trọng, không chỉ trong công tác triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, mà còn từng bước xây dựng, hoàn thiện lý luận về ngoại giao, góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, giàu bản sắc Việt Nam.

Trong bối cảnh đất nước và ngành Ngoại giao đang bước vào giai đoạn then chốt thực hiện các mục tiêu của Đại hội Đảng 13, chuẩn bị nội dung cho Đại hội 14, đặc biệt Bộ Ngoại giao chuẩn bị chào mừng 80 năm thành lập ngành với nhiều hoạt động thực chất, ý nghĩa, trong đó có xuất bản các công trình, ấn phẩm nhìn lại 80 năm ngoại giao Việt Nam, việc tổng kết, rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng cho giai đoạn mới là rất cần thiết.

Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Xuân Sơn)

Sau Đại hội đảng lần thứ XIII, với những yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong công tác đối ngoại, Ban cán sự Đảng Bộ đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao trong công tác xây dựng ngành, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao có đủ năng lực, phẩm chất, kiến thức và kỹ năng đảm đương nhiệm vụ. Ngày 31/5/2021, Ban cán sự Đảng Bộ đã ban hành chỉ thị số 02-CT/BCSĐ về công tác lịch sử truyền thống và thi đua, khen thưởng.

Ngày 1/10/2021, Bộ trưởng Ngoại giao ban hành Quyết định về kế hoạch triển khai Chỉ thị này đến năm 2025. Các văn bản chỉ đạo nói trên là sự thể chế hóa đường lối đối ngoại của Đảng Bộ trong thời kỳ mới, thể hiện sự quyết tâm quán triệt về mặt nhận thức và hành động của lãnh đạo Bộ và toàn ngành ngoại giao đối với việc đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao.

Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Ông Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: Xuân Sơn)

Các đại biểu thống nhất rằng, Chỉ thị đã tạo bước chuyển quan trọng, nâng cao nhận thức trong toàn ngành về công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao, tạo cơ chế thực hiện và phối hợp công tác này giữa các đơn vị trong và ngoài nước, góp phần xây dựng nền ngoại giao hiện đại và giàu bản sắc.

Thông qua các kết quả đạt được về công tác lịch sử và truyền thống thời gian qua, đặc biệt trong tri ân những bậc lãnh đạo tiền bối, nhân chứng lịch sử và các thế hệ đi trước...các đại biểu tham luận cho rằng, các nghiên cứu, tổng kết tư liệu về lịch sử ngoại giao làm cơ sở cho công tác tham mưu, hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và tạo sự kết nối giữa các thế hệ cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ. Đặc biệt, chỉ thị về công tác lịch sử, truyền thống ngoại giao đã giúp lan tỏa vai trò, đóng góp của ngành ngoại giao trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, góp phần phổ biến, nuôi dưỡng, phát huy lòng tự hào về lịch sử, truyền thống của ngành.

Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Ông Dương Hoài Nam, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao trình bày tham luận. (Ảnh: Xuân Sơn)

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị, thảo luận để tìm ra các giải pháp về vấn đề thể chế, nhân lực và tổ chức bộ máy cũng như gợi ý những hướng đi mới, cách làm mới để tạo sự chuyển đổi về “chất”, góp phần nâng cao chất lượng công tác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trên cơ sở đó, các đại biểu đã đề xuất những chủ đề nghiên cứu và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới để đưa công tác này ngang hàng với các nhiệm vụ đối ngoại và xây dựng ngành khác, phấn đấu trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Trong đó, các chuyên gia, đại sứ, cán bộ lâu năm và đại diện các đơn vị chức năng trong Bộ cũng đóng góp nhiều ý kiến giá trị để đưa công tác tổng kết lịch sử ngoại giao gắn với công tác nghiên cứu lý luận về ngoại giao, gắn với công tác đào tạo, giảng dạy về lịch sử và truyền thống ngoại giao cho cán bộ và sinh viên ngoại giao.

Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Ông Nguyễn Đắc Thành, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ, Chánh Văn phòng Đảng ủy - Đoàn thể phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Xuân Sơn)

TS. Nguyễn Hùng Sơn, đại diện Học viện Ngoại giao, cơ quan hiện được giao làm đầu mối công tác lịch sử và truyền thống của Bộ cho biết, tiếp theo Hội thảo khoa học “Tầm quan trọng của công tác Lịch sử và Truyền thống Ngoại giao đối với Bộ Ngoại giao” tổ chức ngày 28/2, Hội thảo lần này được tổ chức sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2024/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao (có hiệu lực từ ngày 15/8/2024) tạo cơ sở pháp lý để kiện toàn bộ máy của đơn vị làm đầu mối về công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao của Bộ Ngoại giao.

Với vai trò là cơ quan đầu mối, trực tiếp tham mưu cũng như triển khai công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao cho Bộ, Học viện Ngoại giao luôn chú trọng đầu tư nguồn lực cho công tác này. Việc tổ chức Hội thảo là cơ hội để Học viện được lắng nghe các ý kiến chứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm và tâm huyết đến từ các cơ quan, đại sứ, cố vấn, chuyên gia trong ngành, từ đó tiếp thu, vận dụng và triển khai công tác nghiên cứu lịch sử, truyền thống và giảng dạy một cách khoa học, hiệu quả và phù hợp trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, Hội thảo được tổ chức rất kịp thời, nội dung tham luận và thảo luận thực chất, kết quả của Hội thảo là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao xem xét ban hành Nghị quyết về công tác lịch sử, truyền thống của ngành ngoại giao trong thời gian tới.

Thứ trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho Học viện Ngoại giao và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng nội dung phù hợp cho văn bản chỉ đạo này, bảo đảm được tính kế thừa và đổi mới, xứng đáng với tầm vóc của ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Các đại biểu đề xuất những chủ đề nghiên cứu và nhiệm vụ trong tâm thời gian tới nhằm phát huy công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao. (Ảnh: Xuân Sơn)
Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ I): Cần nguồn lực xứng tầm

Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ I): Cần nguồn lực xứng tầm

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh rằng, trong công tác ...

'Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức làm công tác thanh tra tại Bộ Ngoại giao trong tình hình mới’

'Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức làm công tác thanh tra tại Bộ Ngoại giao trong tình hình mới’

Là chủ đề cuộc Tọa đàm do Thanh tra Bộ Ngoại giao tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Thanh tra Ngoại giao ...

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý III, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2024

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý III, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2024

Ngày 17/10, Phó Bí thư Đảng uỷ Bộ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chủ trì Hội nghị sơ kết công ...

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam giúp Lào: Thắp sáng mãi truyền thống đoàn kết đặc biệt

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam giúp Lào: Thắp sáng mãi truyền thống đoàn kết đặc biệt

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, hai dân tộc Việt Nam-Lào có truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ, ...

Kiên Giang quyết tâm chuyển đổi số giáo dục thông qua Trường học mở KAV trong kỷ nguyên vươn mình

Kiên Giang quyết tâm chuyển đổi số giáo dục thông qua Trường học mở KAV trong kỷ nguyên vươn mình

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang đã ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục thông qua Trường học mở ...

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Erik Ten Hag bị ép mua tiền đạo Joshua Zirkzee?

HLV Erik Ten Hag bị ép mua tiền đạo Joshua Zirkzee?

HLV Erik Ten Hag không muốn mua Joshua Zirkzee và ông rất thất vọng trước tình trạng thừa cân của tiền đạo đồng hương Hà Lan.
CLB Nam Định ngược dòng ngoạn mục ở đấu trường châu lục

CLB Nam Định ngược dòng ngoạn mục ở đấu trường châu lục

Tampines Rovers dẫn trước hai bàn thắng nhưng CLB Nam Định lội ngược dòng thắng 3-2, qua đó rộng cửa đi tiếp tại AFC Champions League 2.
Cách quét mã QR Wifi trên điện thoại iPhone dễ dàng

Cách quét mã QR Wifi trên điện thoại iPhone dễ dàng

Cách quét mã QR WiFi trên iPhone để kết nối mạng nhanh chóng mà không cần nhập mật khẩu? Xem hướng dẫn bật quét mã QR WiFi trên iPhone cực ...
Đức: 'Biến căng' khi Thủ tướng Scholz hành động gắt, liên minh cầm quyền tan rã, nguy cơ 'vô chính phủ' và bầu cử sớm

Đức: 'Biến căng' khi Thủ tướng Scholz hành động gắt, liên minh cầm quyền tan rã, nguy cơ 'vô chính phủ' và bầu cử sớm

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, thuộc đảng Dân chủ tự do (FDP) trong liên minh cầm quyền.
Lập hat-trick vào lưới Man City, tiền đạo Gyokeres sánh vai Aguero và Messi

Lập hat-trick vào lưới Man City, tiền đạo Gyokeres sánh vai Aguero và Messi

Viktor Gyokeres trở thành cầu thủ thứ năm từng lập hat-trick vào lưới các CLB của HLV Pep Guardiola.
Biển nào báo hiệu 'đường hai chiều'?

Biển nào báo hiệu 'đường hai chiều'?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung giải đáp về việc biển nào báo hiệu đường hai chiều?
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Dẫu vạn dặm xa xôi, song các thế hệ lãnh đạo, người dân Việt Nam và Chile vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt.
TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Phỏng vấn nhanh TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về chiến thắng khá ngoạn mục của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Đại sứ Phạm Sao Mai chia sẻ ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS8 và thăm tỉnh Vân Nam & TP. Trùng Khánh, Trung Quốc
Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Những ngày cuối Thu, sắp đến kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, câu chuyện về vị 'tư lệnh' ngành đáng kính bình dị lại ùa về…
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Phiên bản di động