NASA: Trạm vũ trụ ISS sắp đón hai phi hành đoàn

Trung Hiếu
Hai phi hành đoàn đang được chuẩn bị để bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong tháng 8 và 9 tới sau khi giải quyết xong các vấn đề kỹ thuật.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phi hành đoàn Dragon, Soyuz đang chuẩn bị bay lên ISS
Từ trái sang: Các phi hành gia Konstantin Borisov, Andreas Mogensen, Jasmin Moghbeli và Satoshi Furukawa thuộc phi hành đoàn Crew-7 chuẩn bị được đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế vào ngày 17/8. (Nguồn: SpaceX)

Tại cuộc họp báo ngày 25/7, các quan chức Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, họ đang lên kế hoạch chuẩn bị cho phi hành đoàn Crew-7 bay lên ISS vào ngày 17/8. Nhiệm vụ này, được bay trên tàu vũ trụ Crew Dragon, vốn được lên kế hoạch phóng vào ngày 15/8, nhưng bị lùi lại 2 ngày để có thêm thời gian thay đổi tên lửa đẩy, từ Falcon Heavy chuyển sang Falcon 9.

Vào thời điểm họp báo, một tên lửa Falcon Heavy đã được lên kế hoạch phóng vào ngày 26/7, mang theo vệ tinh liên lạc Jupiter-3. Lần phóng đó cũng bị trì hoãn hai ngày vì sự cố kỹ thuật, nhưng đã cất cánh thành công vào ngày 28/7.

Cả NASA và công ty SpaceX đều không cho biết liệu việc trì hoãn đó có làm ảnh hưởng gì đến lịch phóng Crew-7 hay không. Tại cuộc họp, ông Steve Stich, Giám đốc chương trình phi hành đoàn thương mại của NASA, cho biết, nếu Crew-7 không được phóng trước ngày 18/8, thì cơ hội phóng duy nhất trước ngày 25/8 sẽ là ngày 21/8.

Trong khi đó, ông Benji Reed, Giám đốc cấp cao phụ trách các chương trình đưa người vào vũ trụ tại SpaceX, khẳng định, công tác chuẩn bị cho Crew-7 đang diễn ra tốt đẹp.

Người này tiết lộ, trong sứ mệnh phóng tàu Dragon chở hàng vào tháng 6, đã xảy ra sự cố khi các van cách ly trong hệ thống đẩy của tàu vũ trụ bị kẹt. Những van đó (chỉ được sử dụng nếu có rò rỉ trong hệ thống đẩy) dường như đã bị ăn mòn và vẫn mở ra mặc dù không cần thiết.

Giám đốc Reed nói: "Chúng tôi đang kiểm tra các van cách ly trên tất cả các con tàu Dragon. Các van trên tàu vũ trụ Crew-7 đang hoạt động bình thường, cũng như các van trên tàu Crew-6 vừa cập bến Trạm ISS... Chúng tôi cảm thấy tự tin vào tàu Crew-7 sắp bay lên ISS".

Phi hành đoàn Crew-7 sẽ do phi hành gia NASA Jasmin Moghbeli chỉ huy, phi hành gia Andreas Mogensen của Cơ quan vũ trụ châu Âu làm phi công. Satoshi Furukawa của cơ quan vũ trụ Nhật Bản JAXA và Konstantin Borisov của Roscosmos (Nga) là thành viên.

Ông Joel Montalbano, Giám đốc chương trình ISS của NASA cho biết, bốn người dự kiến ​​sẽ dành khoảng 190 ngày trên trạm.

Theo sau chuyến bay này sẽ là tàu vũ trụ Soyuz MS-24, dự kiến ​​phóng vào ngày 15/9. Nó sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ của Roscosmos là Oleg Kononenko và Nikolai Chub cùng phi hành gia NASA Loral O’Hara lên ISS.

Phi hành gia O'Hara dự kiến ​​sẽ dành 6 tháng ở ISS, trong khi các nhà khoa học Kononenko và Chub có thể ở lại trên đó một năm.

Tàu vũ trụ Orion đi vào quỹ đạo xa của Mặt Trăng, mở đường cho các nhà du hành vũ trụ

Tàu vũ trụ Orion đi vào quỹ đạo xa của Mặt Trăng, mở đường cho các nhà du hành vũ trụ

Ngày 25/11, tàu vũ trụ Orion của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đi vào quỹ đạo xa trải dài hàng chục ...

Tàu vũ trụ Thần Châu-14 trở về Trái đất sau 6 tháng trong vũ trụ

Tàu vũ trụ Thần Châu-14 trở về Trái đất sau 6 tháng trong vũ trụ

Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 14, chở các phi hành gia Chen Dong, Liu Yang và Cai Xuzhe, ngày 4/12 đã hạ ...

Nga phóng tàu vũ trụ để sơ tán ba phi hành gia tại ISS sau tình huống khẩn cấp

Nga phóng tàu vũ trụ để sơ tán ba phi hành gia tại ISS sau tình huống khẩn cấp

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga cho biết, tàu Soyuz MS-23 chở ba hành gia dự kiến sẽ được neo vào ISS ngày 22/2 ...

Tàu vũ trụ của Nga dự kiến đưa ba nhà du hành gặp sự cố về Trái đất vào tháng Chín

Tàu vũ trụ của Nga dự kiến đưa ba nhà du hành gặp sự cố về Trái đất vào tháng Chín

Ngày 26/2, tàu vũ trụ Soyuz MS-23 của Nga đã ghép nối thành công với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) để chuẩn bị đưa ...

Thụy Sỹ 'trình làng' vật liệu chống ăn mòn mới, có thể tự phục hồi và tái chế

Thụy Sỹ 'trình làng' vật liệu chống ăn mòn mới, có thể tự phục hồi và tái chế

Các nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật liên bang Zurich (ETH Zurich, Thụy Sỹ) vừa phát minh ra một loại vật liệu mới có ...

(theo Space News)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 20/2: Có ai đang thương thầm tôi không?

Bài tarot hôm nay 20/2: Có ai đang thương thầm tôi không?

Hãy chọn một lá bài tarot trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được liệu có ai đang thương thầm bạn hay không?
Kết quả xổ số hôm nay, 19/2: XSMN 19/2/2025 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

Kết quả xổ số hôm nay, 19/2: XSMN 19/2/2025 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

XSMN 19-2, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19-2-2025. Kết quả xổ số hôm nay 19-2, được các công ty Xổ số Đồng Nai, Cần Thơ và Sóc ...
Nhận định, dự đoán trận đấu Real Madrid vs Man City: 'Lựa gió nhưng khó bẻ măng'

Nhận định, dự đoán trận đấu Real Madrid vs Man City: 'Lựa gió nhưng khó bẻ măng'

Nhận định trận đấu Real Madrid vs Man City, diễn ra lúc 03h00 ngày 20/2, sân Bernabeu (Tây Ban Nha), lượt về vòng play-off Champions League.
Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025
Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp lịch sử giữa hai ngoại trưởng Nga - Mỹ kéo dài hơn bốn giờ ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia đã đạt được một số kết quả bước ...
Hàn Quốc: Đề nghị bị Tòa án Hiến pháp thẳng thừng bác bỏ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt hai phiên điều trần liên tiếp

Hàn Quốc: Đề nghị bị Tòa án Hiến pháp thẳng thừng bác bỏ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt hai phiên điều trần liên tiếp

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc quyết định sẽ tiến hành phiên điều trần thứ 10 về phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol theo kế hoạch vào ...
Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Diễn biến mới là bước 'dạo đầu', báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập trật tự thế giới ...
Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ.
Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi các cam kết quốc tế, châu Âu chưa rõ mình sẽ gắn với cực nào để duy trì ảnh hưởng.
Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.
Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời Hội nghị tại Brussels, các quan chức EU, NATO và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.
Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Dầu mỏ và khí đốt nắm trong tay quyền lực rộng lớn, đủ sức định hình cấu trúc địa chính trị toàn cầu.
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Phiên bản di động