NASA và công cuộc tìm kiếm sự sống trên thiên thể Europa

Hoàng Trung Hiếu
NASA dự kiến sẽ phóng tàu nghiên cứu vũ trụ Europa Clipper trong thời gian sắp tới. Tàu sẽ thực hiện chuyến hành trình dài tới vệ tinh Europa của Mộc Tinh để thăm dò khả năng có sự sống ở thiên thể băng giá này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
NASA gửi tàu Europa Clipper đi tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh
Hình ảnh mô phỏng tàu Europa Clipper bay bên trên thiên thể Europa. (Nguồn: NASA)

Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo hoãn triển khai nhiệm vụ phóng tàu Europa Clipper để đề phòng ảnh hưởng của bão Milton.

Ban đầu, Europa Clipper dự kiến được phóng vào ngày 10/10 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Mỹ). NASA sẽ quyết định lại thời điểm phóng tàu Europa Clipper, từ nay tới ngày 6/11.

Europa Clipper là tàu vũ trụ thám hiểm lớn nhất mà NASA từng chế tạo, tàu dài 30,48m và rộng 17,67m, nặng khoảng 6 tấn. Con tàu sẽ có hành trình dài tới 2,8 tỷ km trong vũ trụ để đến với thiên thể Europa.

Là vệ tinh lớn thứ 4 trong số 95 vệ tinh của Mộc Tinh, Europa có đường kính 3.100 km, bề mặt có nhiều vết nứt và vỉa đá, có rất ít hố thiên thạch. Bề mặt của Europa khiến các nhà khoa học NASA tin rằng bên dưới lớp ngoài cùng là một lớp nước, và rất có thể trong đại dương ngầm này đang ẩn giấu sự sống ngoài Trái đất mà chúng ta đang tìm kiếm. Nhiệt năng sản sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất của Europa đủ để giữ cho nó luôn đủ ấm để không bị đóng băng và duy trì những hoạt động địa chất ở lớp vỏ ngoài.

Hiện nay, giới nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn được là có một đại dương nước nằm dưới bề mặt đóng băng của Europa hay không. Nhưng các nhà khoa học của NASA tin rằng, vệ tinh này có một đại dương nước mặn bên dưới lớp vỏ băng giá của nó.

Cơ quan của Mỹ cho biết, nhiệm vụ của tàu Europa Clipper nhằm mục đích trả lời câu hỏi: "Europa có chứa một đại dương bên dưới lớp băng hay không, đại dương đó sâu như thế nào, thành phần hóa học của nó có thân thiện với các dạng sống hay không?".

Trên bề mặt của Europa luôn bị bắn phá bởi các tia bức xạ từ vũ trụ nên không thể có sự sống. Nhưng giới khoa học hy vọng ở phía dưới lớp băng dày trên bề mặt thiên thể này, có thể có sự sống trong lớp nước bên dưới.

Thông qua những chuyến bay ngang qua thiên thể băng giá này, NASA dự kiến tàu Europa Clipper sẽ quan sát những khu vực có thể tồn tại sự sống dưới lớp băng.

Con tàu mang theo các dụng cụ, gồm một camera góc rộng để nghiên cứu hoạt động địa chất, hệ thống chụp ảnh nhiệt để đo kết cấu bề mặt và phát hiện các vùng ấm hơn trên bề mặt, một máy quang phổ để xem xét thành phần hóa học của khí và bề mặt Europa cũng như phát hiện bất kỳ dòng nước nào xuất hiện trên bề mặt. Tàu cũng có các công cụ để lập bản đồ bề mặt Europa.

Các thiết bị khác sẽ đo độ sâu và nồng độ muối của đại dương tại Europa cũng như độ dày của lớp vỏ băng của thiên thể này. Máy quang phổ khối sẽ phân tích các chất khí trong bầu khí quyển mỏng của Europa. Bằng cách kiểm tra vật chất trong các luồng khí, có thể hiểu được điều gì ẩn giấu bên trong các đại dương dưới băng của Europa.

Dự kiến Europa Clipper sẽ mất hơn 5 năm để đến được với Europa. Nhưng hãy kiên nhẫn, vì đây là một cơ hội thú vị để nhân loại tiến một bước gần hơn tới việc tìm kiếm sự sống bên ngoài hành tinh quê hương của chúng ta.

Phát hiện ngôi sao mới có cơn bão giống hệt Mộc tinh

Phát hiện ngôi sao mới có cơn bão giống hệt Mộc tinh

Với việc kết hợp kính viễn vọng không gian Spitzer và Kepler của NASA, các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một ngôi ...

​Tàu vũ trụ Juno sẽ giải mã Mộc tinh bí ẩn

​Tàu vũ trụ Juno sẽ giải mã Mộc tinh bí ẩn

Sứ mệnh nghiên cứu hành tinh khổng lồ này sẽ giúp các nhà khoa học khám phá thêm về nguồn gốc hệ Mặt Trời.

Vì sao NASA hủy tàu thăm dò trị giá 1,1 tỷ USD?

Vì sao NASA hủy tàu thăm dò trị giá 1,1 tỷ USD?

Tàu thăm dò vũ trụ Juno có chi phí 1.1 tỉ USD đã thâm nhập thành công vào quỹ đạo Mộc tinh. Nhưng điều gì ...

Tàu Juno gửi về những hình ảnh đầu tiên từ Mộc tinh

Tàu Juno gửi về những hình ảnh đầu tiên từ Mộc tinh

Camera trên tàu Juno của NASA vừa gửi về Trái Đất những hình ảnh đầu tiên về Sao Mộc sau khi con tàu tiếp cận hành ...

Vì sao Mộc Tinh có sọc?

Vì sao Mộc Tinh có sọc?

TGVN. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Oleg Korablov giải thích tại sao Mộc Tinh trông ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 8/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ...
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Namibia và Saudi Arabia

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Namibia và Saudi Arabia

Phó Thủ tướng đề nghị Namibia tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng của Việt Nam, đề nghị Saudi Arabia hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp Halal.
Tin thế giới 8/10: Tình báo Mỹ nhận định Nga muốn ông Trump đắc cử, Israel mở rộng chiến dịch tại Lebanon, Triều Tiên gửi quân tới Ukraine giúp Nga?

Tin thế giới 8/10: Tình báo Mỹ nhận định Nga muốn ông Trump đắc cử, Israel mở rộng chiến dịch tại Lebanon, Triều Tiên gửi quân tới Ukraine giúp Nga?

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nóng trong ngày.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện chúc mừng các lãnh đạo Quốc hội Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện chúc mừng các lãnh đạo Quốc hội Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện chúc mừng bà Puan Maharani, ông Ahmad Muzani và ông Sultan Bachtiar Najamudin.
Từ chối lên tuyển Pháp, Mbappe khiến HLV Deschamps phật ý

Từ chối lên tuyển Pháp, Mbappe khiến HLV Deschamps phật ý

HLV Deschamps không hài lòng vì tiền đạo của Real Madrid, Mbappe không lên tuyển ở đợt hội quân của đội tuyển Pháp.
Đội tuyển Pháp hội quân, sao Liverpool Ibrahima Konate diện đồ siêu dị

Đội tuyển Pháp hội quân, sao Liverpool Ibrahima Konate diện đồ siêu dị

Sau Jules Kounde, đến lượt hậu vệ Ibrahima Konate gây bất ngờ vì diện đồ chẳng giống ai khi lên tuyển Pháp.
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Israel nên tạm hoãn việc tấn công trả đũa vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Phiên bản di động