Nhỏ Bình thường Lớn

Trong cuộc chiến chống tham nhũng, rất cần có một hình thức thanh tra đặc biệt

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) và thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật.
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, rất cần có một hình thức thanh tra đặc biệt

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) và thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Đến nay, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 8 chương với 118 điều. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, dự thảo Luật lần này đã được chỉnh lý 111/118 điều, trong đó 102 điều được chỉnh lý về nội dung, 9 điều chỉnh lý về kỹ thuật văn bản; về bố cục, tăng thêm 2 điều và sắp xếp, bố cục lại nhiều điều, mục trong các chương.

Thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đánh giá cao Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật rất rõ các ý kiến của đại biểu. Các đại biểu kỳ vọng dự thảo Luật sẽ tạo bước phát triển quan trọng nhằm góp phần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra ở Việt Nam.

Cần hình thức thanh tra đặc biệt

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhấn mạnh việc ông quan tâm nhất là vấn đề liên quan đến cải cách thể chế, cụ thể là phương thức hoạt động Luật Thanh tra. Theo đại biểu, cải cách thể chế là nhấn mạnh những yếu tố phân cấp, phân quyền, kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhưng vẫn chưa thấy nổi bật trong Luật sửa đổi lần này.

Theo đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay, số lượng các vụ việc rất nhiều, nếu như việc gì cũng chờ đến Ban Chỉ đạo thì sẽ tồn đọng rất lớn. Vì vậy, cần tăng quyền hạn của cơ quan thanh tra theo hướng được phép xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân dưới một cấp, tương tự như cơ chế vận hành của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

"Thậm chí, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể được quyền xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm ở tất cả các cấp, trừ những cán bộ và tổ chức đảng thuộc diện quản lý của cấp có thẩm quyền, như thế công việc mới thông suốt được", đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Đại biểu cũng phân tích: Thanh tra Chính phủ là cơ quan hoạt động theo cơ chế tự kiểm soát quyền lực trong nhánh hành pháp, và tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xử lý ngay những vi phạm trong nội bộ nhánh hành pháp.

Việc trao cho cơ quan này những quyền đó và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng và trước pháp luật là cần thiết để đẩy nhanh việc xử lý vi phạm pháp luật, giúp cho nền tư pháp không còn phải áp lực, xử lý những vụ việc đó nữa. Nghĩa là Thanh tra Chính phủ sẽ xử lý trước một bước, uốn nắn, răn đe, chấn chỉnh kịp thời trong bộ máy hành pháp, làm cho bộ máy hoạt động tích cực hơn.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, Thanh tra Chính phủ hiện nay có Cục phòng, chống tham nhũng hoạt động kém hiệu quả vì chỉ hoạt động như một cơ quan tham mưu cấp Vụ, vai trò không được phát huy.

Chính vì vậy, trong bối cảnh toàn Đảng đang đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phải có một chế độ pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn đối với Cục phòng, chống tham nhũng, theo hướng cơ quan này thực hiện chế độ song trùng trực thuộc. Một mặt chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Thanh tra Chính phủ, mặt khác chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó có thể kiểm soát chính trong nội bộ cơ quan thanh tra, tránh lạm dụng quyền lực, đồng thời khi Thủ tướng phát hiện ra những sai phạm sẽ giao trực tiếp cho Cục phòng, chống tham nhũng xem xét.

Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh, từ năm 1945 khi mới ra đời Nhà nước công nông đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về tổ chức hoạt động của thanh tra đặc biệt, nhưng hiện nay không có bộ phận này là rất đáng tiếc.

"Trong bối cảnh hiện nay khi cuộc chiến chống tham nhũng đang được đẩy mạnh, rất cần thiết có một hình thức thanh tra đặc biệt để có thể can thiệp, xử lý ngay lập tức khi phát hiện ra vụ việc sai phạm, giúp cho bộ máy Đảng, Nhà nước trong sạch sớm hơn", đại biểu Lê Thanh Vân khẳng định.

Tán thành việc thành lập thanh tra cấp huyện

Quan tâm tới một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, một số đại biểu bày tỏ sự tán thành việc thành lập thanh tra cấp huyện; thanh tra tổng cục, cục; thành lập thanh tra sở tùy theo tính chất đặc thù của mỗi tỉnh…

Một số đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ hơn việc thành lập và trách nhiệm các cơ quan thanh tra các cấp, chuyên ngành, tạo cơ sở pháp lý minh bạch cho công tác thanh tra, không phát sinh biên chế, tổ chức bộ máy, tránh chồng lấn, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước ở các cấp, ngành, nhất là trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) tham gia thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) tham gia thảo luận dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) đặt câu hỏi, các cuộc thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các sở không thành lập cơ quan thanh tra sẽ như thế nào? Quy định như vậy liệu có quá tầm đối với thanh tra tỉnh hay không? Bởi mỗi lĩnh vực có tính chất đặc thù riêng….

Đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chế tài xử lý sau thanh tra đối với các sai phạm về kinh tế của các tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra có sai phạm nhưng thực hiện không nghiêm túc, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Góp ý về phân định quyền hạn cụ thể giữa thanh tra Bộ và thanh tra tổng cục, cục thuộc Bộ, để rạch ròi nhiệm vụ, quyền hạn, tránh chồng lấn, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, nên quy định việc nào thanh tra tổng cục, cục thuộc Bộ, thanh tra chuyên ngành đã thanh tra thì thanh tra Bộ không thanh tra, để hạn chế gây khó khăn cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp có phát sinh mới hoặc nghi vấn tiêu cực của thanh tra trước đó.

Thảo luận về nhóm quy định về Thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, đại biểu Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi) cho biết dự thảo Luật chưa quy định cụ thể Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập cơ quan thanh tra.

Qua tiếp xúc cử tri và ghi nhận ý kiến các cơ quan, đại biểu Lương Văn Hùng đề nghị bổ sung quy cơ quan thanh tra trong cơ quan Bảo hiểm xã hội; đồng thời bổ sung quy định việc tổ chức hoạt động và nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành tại Trung ương và địa phương của cơ quan Bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định.

Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) cho rằng, đây là luật chuyên ngành về hoạt động thanh tra, còn hoạt động kiểm tra đã có các văn bản khác điều chỉnh, do đó đề nghị Ban soạn thảo xem xét không quy định nội dung kiểm tra trong Điều 6 và các cái điều luật khác trong dự thảo Luật nhằm tách bạch các hoạt động thanh tra và kiểm tra.

Cuối phiên họp sáng, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, về hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc giữ nguyên hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện nay gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện để đảm bảo nguyên tắc "ở đâu có quản lý nhà nước, ở đó có thanh tra", trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm từ sớm, từ xa ngay từ cơ sở, nhất là đối với Thanh tra cấp huyện.

Do đó, sau khi Luật Thanh tra (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc kiện toàn, tổ chức nâng cao năng lực cho cơ quan thanh tra huyện đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước hiện nay.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua với chất lượng tốt nhất.

Hôm nay (ngày 25/10), Quốc hội thảo luận về dự thảo sửa đổi các Luật: Thanh tra, Dầu khí, Giao dịch điện tử và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hôm nay (ngày 25/10), Quốc hội thảo luận về dự thảo sửa đổi các Luật: Thanh tra, Dầu khí, Giao dịch điện tử và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hôm nay, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về dự thảo sửa đổi các Luật: Thanh tra, Dầu khí, Giao dịch điện tử và ...

Sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 góp phần bảo đảm an ninh tiền tệ quốc gia, nghiên cứu chế tài để xử lý tiền ảo

Sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 góp phần bảo đảm an ninh tiền tệ quốc gia, nghiên cứu chế tài để xử lý tiền ảo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 24/10, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị ...

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chiều 22/10, Quốc hội cho ý kiến tại hội trường về dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với Liên hợp quốc trong phòng, chống tham nhũng

Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với Liên hợp quốc trong phòng, chống tham nhũng

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long khẳng định quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 17/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 22 ...

(theo TTXVN)