Nhiều đồng minh NATO duy trì năng lực sản xuất vũ khí nhằm hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. (Nguồn: AP) |
Theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, một số đồng minh NATO đang duy trì năng lực sản xuất và có thể tăng cường hoạt động sản xuất phụ tùng và đạn dược kiểu Liên Xô nhằm hỗ trợ Ukraine vì nước này vẫn còn rất nhiều vũ khí từ thời Liên Xô.
"Hoạt động sản xuất đạn dược đã tăng lên. Một phần, các thành viên NATO đã tăng cường sản xuất thiết bị và đạn dược thời Liên Xô, điều này cực kỳ cấp bách và cần thiết, vì Ukraine vẫn còn rất nhiều pháo từ thời Liên Xô. Kiev cần đạn dược và phụ tùng thay thế. Nhiều đồng minh của chúng tôi vẫn duy trì năng lực sản xuất", Tổng Thư ký NATO nói.
Ông Jens Stoltenberg cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp vũ khí tiêu chuẩn NATO cho Ukraine, bao gồm các hệ thống phòng không, để giúp tăng khả năng tương tác giữa quân đội của NATO và Kiev.
Trước đó, Nga đã gửi công hàm phản đối tới các nước NATO về các lô vũ khí cung cấp cho Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng, bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraine đều sẽ trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp của Nga.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, các nước NATO đang "đùa với lửa" khi cung cấp vũ khí cho Ukraine. Moscow nêu rõ, việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ tác động tiêu cực đến sự thành bại của đàm phán Nga-Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, Hy Lạp sẽ bắt đầu thay thế vũ khí do Nga sản xuất bằng vũ khí của NATO trong vài tuần tới. Đây là gợi ý của Mỹ nhằm giúp Hy Lạp tái vũ trang, bao gồm cả việc từ bỏ các hệ thống S-300 và Tor-M1 của Nga.
Trong một bài phỏng vấn, chuyên gia quân sự Hy Lạp Konstantinos Grivas đánh giá động thái như vậy không chỉ kéo theo chi phí khổng lồ mà còn là "sự tự sát đối với khả năng phòng thủ của nước này".
Chuyên gia Grivas này lưu ý: “Thứ nhất, Mỹ không thể cung cấp cho chúng tôi loại vũ khí gì đó tương tự. Thứ hai, không phải chúng tôi được nhận miễn phí, mà là mua! Tức là chúng ta sẽ vứt bỏ những hệ thống vũ khí quý giá, cực kỳ nguy hiểm đối với đối phương, tạo ra lỗ hổng rất lớn trong khả năng phòng thủ của chính mình”.
Theo vị chuyên gia này, việc tái vũ trang không có ý nghĩa gì đối với đường hướng địa chính trị của Hy Lạp và có thể dẫn đến việc hệ thống phòng thủ của Hy Lạp trước Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị suy yếu.
"Tất cả điều này không chỉ vì lợi ích trong chính sách của Washington mà còn cả của Ankara”, ông nói.
Trong những năm gần đây, nhiều nước thành viên NATO, như Slovakia, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovenia, Bulgaria, cũng có động thái tương tự.
Những nước này đã cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng thủ của Nga và Liên Xô trước đây và thay thế kho đạn dược của mình bằng hệ thống của Mỹ.
Trong 2-3 năm qua, NATO đã nỗ lực đạt được sự thống nhất và khả năng tương tác của các hệ thống vũ khí của các quốc gia thành viên, loại bỏ hoàn toàn vũ khí Nga.
| Bulgaria mạnh tay 'chốt đơn' lô vũ khí Mỹ mới, các nước sườn Đông NATO họp bàn điều gì? Ngày 25/11, Bulgaria đã phê duyệt kế hoạch mua thêm 8 máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ, trong khi lãnh đạo các nước Latvia, ... |
| Tổng thống Nga yêu cầu tăng 'lượng và chất' cho kho vũ khí, cựu Thủ tướng Đức tin rằng coi trọng Moscow là khôn ngoan Ngày 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu tăng cường chất lượng vũ khí cung cấp cho quân đội nước này. Ở một diễn ... |
| Ba Lan ‘nhường’ Ukraine hệ thống phòng không Patriot từ Đức Ngày 23/11, ông Mariusz Blaszczak, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đã đề xuất Đức chuyển hệ thống tên lửa phòng ... |
| Tình hình Ukraine: Mỹ cấp máy phát điện cho Kiev, Moldova triệu Đại sứ Nga Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine bao gồm các máy phát điện để giúp nước này đối phó với tình trạng ... |
| Giá tiêu hôm nay 24/11, Việt Nam thu mua hơn 86% hồ tiêu xuất khẩu của Campuchia, thị trường Mỹ trầm lắng Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 58.000 – 61.500 đ/kg. |